Mướp đắng đối với sức khỏe và cách sử dụng mướp đắng hiệu quả


Rate this post

Mướp đắng là loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh nhưng ít ai biết đến tác dụng của nó và sử dụng mướp đắng hiệu quả . Vậy tác dụng, tác hại khi sử dụng mướp đắng là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Lợi ích khi dùng mướp đắng

Mướp đắng (còn gọi là khổ qua), thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Sử dụng mướp đắng thì có thể phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.

Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…

Những khuyến cáo khi dùng mướp đắng

Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn mướp đắng gây kích thích tử cung, chảy máu

Mướp đắng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non, do đó bà bầu không nên ăn mướp đắng. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.

Người bị bệnh huyết áp thấp sử dụng mướp đắng nhiều gây đau đầu, chóng mặt

Mặc dù mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp (tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao). Tuy nhiên, nếu sử dụng mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, nên hạn chế sử dụng mướp đắng.

Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe

Sử dụng mướp đắng để có thể giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.

Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết

Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.

Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt

Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.

Người bệnh thiếu men sau khi sử dụng mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Cách sử dụng mướp đắng

Có thể sử dụng mướp đắng ở dạng sắc uống, đốt tồn tính, dùng ngoài hoặc chế biến thành món ăn. Mỗi ngày dùng từ 8 – 20g.

 Bài thuốc trị đau mắt

  • Chuẩn bị: Khổ qua tươi và đăng tâm.
  • Thực hiện: Đem đăng tâm sắc lấy nước, khổ qua rửa sạch, cắt nhỏ, ăn trực tiếp và uống cùng nước sắc đăng tâm.

 Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Chuẩn bị: 1 ít mướp đắng tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch, sau đó nghiền nát, đắp trực tiếp lên da và rửa sạch sau 20 phút. 

Bài thuốc trị phiền nhiệt gây nóng sốt và khô miệng

  • Chuẩn bị: 2 – 3 quả mướp đắng.
  • Thực hiện: Bỏ ruột, thái mỏng và sắc lấy nước uống. Có thể nấu với nhiều nước và dùng thay thế nước lọc thông thường.

 Bài thuốc trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá khổ qua tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch và nấu lấy nước tắm từ 2 – 3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm rõ rệt.

 Bài thuốc điều trị tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Gừng băm, muối, nước tương, dầu mè, bột nêm và hành hoa mỗi thứ một ít, khổ qua tươi 250g.
  • Thực hiện: Rửa sạch khổ qua, bỏ hạt và trụng nước sôi trong 3 phút. Sau đó đem thái sợi, trộn đều với các nguyên liệu còn lại và dùng trực tiếp.

Bài thuốc trị xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: Hành hoa, bột nêm, muối, gừng sợi và dầu ăn mỗi thứ một ít và mướp đắng tươi 250g.
  • Thực hiện: Rửa sạch và bỏ ruột khổ qua, sau đó thái lát mỏng và đem xào với dầu ăn, thêm gia vị và dùng ăn với cơm.
  • Lưu ý: Nên dùng dầu thực vật và nêm nêm lạt để tránh tăng huyết áp.

Bài thuốc trị chứng phiền nhiệt, người vã mồ hôi và mất sức

  • Chuẩn bị: 100g thịt gà và 200g khổ qua, chuẩn bị thêm dầu mè, giấm, đầu hành, muối và bột nêm mỗi thứ 1 ít.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, thịt gà thái sợi, khổ qua bỏ ruột và thái lát. Sau đó đem khổ qua trụng sơ với nước sôi, để ráo. Đem thịt gà xào sơ và nêm nếm gia vị vừa ăn. Trộn đều thịt gà và khổ qua, ăn thường xuyên.
  • Thực hiện: Rửa sạch khổ qua và vắt lấy nước, trộn đều với mật ong và cho trẻ uống từ 1 – 2 lần.

Sử dụng mướp đắng làm bài thuốc điều trị đại tiện ra máu

  • Chuẩn bị: Rễ khổ qua tươi 200g.
  • Thực hiện: Rửa sạch, cắt khúc và sắc trong nồi đất. Sau khi nước sôi, vặn lửa nhỏ và ninh lấy nước cốt uống. Bài thuốc trị mụn nhọt lâu ngày không vỡ
  • Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, thái nhỏ, vắt lấy nước và thoa trực tiếp lên mụn nhọt 3 lần/ ngày.

Sử dụng mướp đắng làm bài thuốc trị vị khí đau

  • Chuẩn bị: Khổ qua tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, cắt và ăn trực tiếp.

Sử dụng mướp đắng làm bài thuốc trị trúng thử phát sốt

  • Chuẩn bị: Mướp đắng tươi 1 quả và chè xanh vừa đủ.
  • Thực hiện: Khoét bỏ ruột, sau đó cho chè xanh vào mướp đắng và phơi trong bóng râm cho khô hoàn toàn. Thái mỏng mướp đắng và trộn đều với chè xanh. Mỗi lần dùng 8 – 12g sắc uống thay nước trà.

Một số tác hại có thể gặp phải khi sử dụng mướp đắng

Sử dụng mướp đắng làm thực phẩm vì dường như nó không có độc tính. Dùng cao khổ qua ở liều điều trị 50ml/ ngày thường không làm phát sinh bất cứ phản ứng có hại nào.

Tuy nhiên dược liệu này có thể gây ra tác hại trong một số trường hợp sau:

  • Hạn chế sử dụng mướp đắng làm các món ăn cho người có đường huyết thấp. Nếu sử dụng mướp đắng thường xuyên, nên uống trà mật ong kèm theo để tránh hạ đường huyết quá mức.
  • Không dùng khổ qua cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây hư thai và xuất huyết.
  • Khổ qua có tính lạnh, dùng cho người Tỳ Vị hư hàn dễ bị đau bụng và thổ tả.
  • Hạt khổ qua chứa nhiều đặc tính dược lý. Tuy nhiên các nghiên cứu về dược liệu này còn hạn chế, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.

Tổng kết

Mướp đắng là dược liệu đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên trước khi sử dụng mướp đắng làm bài thuốc chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được cân chỉnh về liều lượng và tần suất sử dụng. Top10suckhoe.vn chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tổng hợp

.
.
.
.