Thuốc trị bệnh viêm xoang nào hiệu quả, an toàn trong điều trị? Đây luôn là mối quan tâm của nhiều người khi gặp các vấn đề bệnh lý này. Điều trị với phương pháp Tây y cho hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Vì sao nên dùng các loại thảo dược chữa bệnh viêm xoang?
Bệnh viêm xoang là do vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm tại các niêm mạc xoang khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đầu, nghẹt mũi, khó thở, sổ mũi, hắt hơi,… Nhiều người khi bị bệnh thường lựa chọn các loại thuốc tây để điều trị vì chúng mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Tuy nhiên, viêm xoang là căn bệnh rất dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Thảo dược chữa viêm xoang không gây tác dụng phụ như thuốc tây
Lựa chọn thảo dược chữa viêm xoang là phương pháp ngày càng được nhiều người tin dùng hiện nay để hỗ trợ điều trị bệnh. Có rất nhiều ưu điểm trong cách chữa này, trong đó có thể kể đến như:
- An toàn, ít gây tác dụng phụ: Các loại thảo dược chữa viêm xoang có nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Do đó, nó rất an toàn, ít gây tác dụng phụ như thuốc tây. Đặc biệt, cách sử dụng đơn giản, không mất nhiều thời gian mà vẫn giữ được các dược tính.
- Hiệu quả trị viêm xoang tốt: Cách chữa từ gốc đến ngọn, do đó giúp người bệnh có thể chữa trị bệnh tận gốc.
- Bồi bổ cơ thể: Không chỉ giúp điều trị viêm xoang, những dược tính trong thảo dược còn giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon, tăng cân và da dẻ cũng đẹp hơn.
2. Cách trị bệnh viêm xoang tại nhà bằng nước muối
Trị viêm xoang bằng nước muối là biện pháp được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyên dùng. Với khả năng diệt khuẩn, sát trùng, độ pH gần với môi trường của xoang, nước muối có tác dụng giúp lưu thông dịch tại các ổ xoang. Khi các mô đang sưng viêm teo lại do mất nước, chứng phù nề, sưng đau, nhức xoang sẽ giảm đi đáng kể. Loại nước muối tốt nhất để trị viêm xoang là dung dịch đẳng trương NaCl 0,9% có thể tìm mua tại các hiệu thuốc.
Cách thực hiện:
- Sử dụng xi lanh 20cc hoặc bình rửa mũi chuyên dụng để lấy dung dịch nước muối.
- Đặt đầu nghiêng sang một bên và phun nước muối vào mũi ở bên cao hơn. Với bên còn lại cũng thực hiện tương tự.
3. Cách trị bệnh viêm xoang tại nhà bằng hạt gấc
Trong đông y, hạt gấc còn có tên gọi là mộc miết tử, được xem là vị thuốc quý chữa trị nhiều bệnh. Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, ít độc, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, tiêu thũng, tiêu sưng. Y học hiện đại cũng chứng minh trong hạt gấc có một lượng lớn beta – caroten, hỗ trợ kháng viêm và giúp phục hồi vết thương nhanh chóng. Do đó, hạt gấc sẽ giúp cải thiện các triệu chứng sưng tấy, phù nề khi bị viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 20 – 25 hạt gấc nướng chín (cháy sém) sau đó để nguội và đập rập.
- Đổ 300ml rượu trắng vào ngâm cùng khoảng 2 tuần.
- Khi dùng thì lấy bông y tế thấm dung dịch, đắp dọc sống mũi trong khoảng 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày, nhất là mỗi tối trước khi đi ngủ.
4. Chữa bệnh viêm xoang từ hoa cứt lợn (hoa ngũ sắc)
Trong hoa cứt lớn (hoa ngũ sắc) có 0.7 – 2% tinh dầu. Loại tinh dầu này có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn như tụ cầu vàng, Bacillus subtilis, E.coli và trực khuẩn mủ xanh… Ngoài ra, các hoạt chất quý như cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen có trong hoa ngũ sắc đã được y học chứng minh là có khả năng tăng tiết xuất dịch, chống viêm, phù nề và dị ứng. Trong đông y, hoa ngũ sắc cũng là dược liệu quý để trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bởi nó có vị cay, hơi đắng, tính mát, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, cầm máu.
Cách dùng:
- Lấy một nắm hoa ngũ sắc rửa sạch, để ráo rồi giã nát.
- Chắt lấy phần nước cốt rồi lấy bông y tế thấm dung dịch, nhét vào bên trong mũi.
- Để dung dịch thấm trong khoảng 15-20 phút rồi bỏ ra.
- Sau đó xì mũi từ từ để thải dịch ra bên ngoài. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
5. Nghệ tươi
Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên hữu hiệu trong việc điều trị viêm xoang. Củ nghệ tươi, rửa thật sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng để nhỏ mũi nhiều lần trong ngày. Biện pháp này sẽ nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng của viêm xoang một cách hiệu quả và an toàn. Sử dụng cách điều trị này thường xuyên và kiên trì, bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm mà không lo gặp phải tác dụng phụ.
6. Chữa viêm xoang bằng cách đẩy lưỡi trong 20 giây
Nếu mũi bạn bị ngạt khó thở, bạn có thể kích hoạt cơ chế tự khai thông của cơ thể bằng cách đẩy lưỡi áp sát vòm miệng và dùng một ngón tay ấn chặt lên điểm giữa hai lông mày, các xoang mũi của bạn sẽ bắt đầu thông thoáng và hết tắc nghẹt mũi trong vòng 20 giây.
7. Giấm táo
Giấm táo là một biện pháp điều trị viêm xoang hiệu quả. Công thức chữa viêm xoang bằng giấm táo rất đơn giản: Cách 1: Trộn 240ml nước ấm với 2 muỗng canh giấm táo và 1 muỗng canh mật ong để uống hàng ngày; Cách 2: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh giấm táo nguyên chất; Cách 3: Trộn ½ chén giấm táo với ½ chén nước, hâm cách thủy và xông hơi bằng cách hít vào miệng (lưu ý nên nhắm mắt lại trong lúc xông hơi).
8. Mẹo dùng tỏi và mật ong trị viêm xoang
Tỏi và mật ong là những nguyên liệu được xem là loại kháng sinh tự nhiên trị nhiễm khuẩn khá hiệu quả. Riêng viêm xoang thì 2 nguyên liệu này trị viêm xoang cực hiệu quả. Người bệnh rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày.
9. Rượu tỏi
Phương pháp dùng tỏi để chữa viêm xoang được nhiều người áp dụng. Bạn chuẩn bị 40g tỏi khô đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với khoảng 100ml rượu trắng. Trong khi ngâm, thỉnh thoảng lắc chai rượu, để rượu dần dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng, khoảng 10 ngày có thể sử dụng được. Nhỏ một, hai giọt và bóp nhẹ thành mũi cho ngấm. Ban đầu dùng hơi xót nhưng nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy đỡ hơn.
10. Thuốc kháng histamin H1 – Điều trị viêm xoang do dị ứng
Thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm xoang do dị ứng (dị ứng nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết,…). Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc với histamin ở thụ thể H1, từ đó làm giảm phóng thích histamin vào mô xoang và một số cơ quan hô hấp khác. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh lý có cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay mẩn ngứa và dị ứng thời tiết.
Thuốc kháng histamin H1 tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên, nhóm thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra tác dụng an thần (buồn ngủ). Để hạn chế tác dụng ngoại ý, bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như Cetirizine, Ebastine, Desloratadine, Levocetirizine, Loratadin,…
Hiện nay, thuốc kháng histamin H1 không chỉ được bào chế ở dạng uống mà còn được sản xuất dạng xịt và thuốc nhỏ mũi. Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
11. Corticoid điều trị tại chỗ (dạng xịt mũi)
Corticoid dạng xịt thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm xoang cấp và viêm xoang mãn tính. Các loại thuốc xịt mũi chứa corticoid (Vancenase, Triamcinolone, Fluticason, Beclomethason, Flunisolide,…) có khả năng ức chế hệ miễn dịch, qua đó cải thiện tình trạng viêm và phù nề ở niêm mạc mũi.
Mục đích chính của việc sử dụng thuốc corticoid tại chỗ là giảm phù nề niêm mạc và đảm bảo cho quá trình lưu thông, dẫn lưu giữa các mô xoang. Thuốc mang lại hiệu quả cao và rõ rệt nhưng chỉ được dùng trong thời gian ngắn để giảm rủi ro và tác dụng phụ.
Như đã đề cập, corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch tại chỗ. Lạm dụng thuốc quá mức có thể làm chậm quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, đồng thời gia tăng nhiễm trùng cơ hội (do vi khuẩn, virus và nấm men). Tình trạng này khiến cho quá trình điều trị bị kéo dài, bệnh tiến triển nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng cao.
Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng corticoid dạng xịt:
- Kích ứng niêm mạc mũi
- Khô mũi
- Viêm hoặc loét vách mũi
- Chảy máu cam
- Bội nhiễm vi khuẩn, nấm, virus