Những hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp


Rate this post

Nước tẩy rửa nhà bếp thường được tìm thấy trong sản phẩm rửa chén, nước lau chùi dụng cụ nhà bếp, dung dịch tẩy trắng các vết bẩn, vết ố, khử trùng, làm sạch dầu mỡ…Thế nhưng, không phải sản phẩm nào cũng tiện lợi và an toàn cho sức khỏe của người dùng. Do đó, khi chọn nước tẩy rửa nhà bếp cần nhớ tiêu chí mua sản phẩm tẩy rửa gia dụng an toàn cho sức khỏe, đồng thời tránh xa những hóa chất nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lâu dài dưới đây.

Hóa chất nguy hiểm đến từ nước tẩy rửa nhà bếp – Phthalates

Hóa chất này thường có trong nước rửa chén hay các loại sản phẩm khử trùng, chất tạo mùi thơm nhà bếp. Phthalates nếu tiếp xúc lâu ngày, thường xuyên sẽ khiến đàn ông giảm lượng tinh trùng, còn phụ nữ thì rối loạn nội tiếp tố. Nguy hiểm hơn đối với các bé gái là gây ra hiện tượng hành kinh sớm, còn bé trai thì hơi hướng nữ tính hơn.

Phthalates là chất bay hơi nên con người có thể hít vào cơ thể khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút. Chính vì vậy, tốt hơn hết, nếu trên bất kỳ sản phẩm nước rửa chén hay nước khử trùng có thành phần này thì hãy nên bỏ qua.

Thay vào đó, hãy chọn những sản phẩm mà hương thơm được tạo nên từ các loại tinh dầu tự nhiên 100%, còn nếu muốn khử trùng mùi thức ăn trong nhà bếp thì có thể cân nhắc phương án trồng cây xanh hoặc để lọ tinh dầu trong khu vực bếp.

Triclosan trong sản phẩm nước tẩy rửa nhà bếp kháng khuẩn

Triclosan là chất có hầu hết các các loại nước rửa chén bát kém chất lượng hoặc các loại xà phòng rửa tay có nhãn kháng khuẩn. Hóa chất này được đưa vào nhằm ngăn chặn việc phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc nấm mốc. Mặc dù có tác dụng tốt là kháng khuẩn nhưng theo nhiều nghiên cứu thì cho kết quả rằng, sử dụng Triclosan trong một thời gian dài sẽ khiến trao đổi chất của các hormone tuyến giáp suy giảm, chức năng gan kém hơn, các khớp nối trong cơ tim và xương bị co …

Bởi vậy, đây cũng là một thành phần hóa chất nguy hiểm mà chúng ta không nên sử dụng.
Ngoài ra còn một số loại hóa chất khác phải kể đến như: Ammonia; Sodium Hydroxyde; 2-Butoxyethanol; Quaternary Ammonium Compound

Muối Silicat trong nước tẩy rửa nhà bếp

Muối Silicat có tác dụng hiệu quả trong việc làm sạch bề mặt kim loại và được sử dụng nhiều trong các chất tẩy rửa vệ sinh nhà bếp và nước rửa chén. Khi được sử dụng với nồng độ thích hợp, muối Silicat sẽ phát huy khả năng tẩy rửa của mình.

Tuy nhiên, với một số người có làn da nhạy cảm, đặc biệt trẻ nhỏ sẽ dễ bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp (dù hàm lượng muối Silicat thấp). Trong những trường hợp xấu hơn, khi hít phải sản phẩm có nồng độ muối Silicat cao sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và các bệnh liên quan đến phế quản và phổi.

Sulfuric acid trong nước tẩy rửa nhà bếp

Tình trạng da tay bị khô rát, căng nứt, bong tróc sau nhiều lần rửa chén bát vẫn thường xuyên xảy ra trong các gia đình. Một trong những “thủ phạm” bạn có thể nghi ngờ đầu tiên đó chính là Sulfuric acid có trong thành phần nước rửa chén.

Đây là chất hóa học có thể được sử dụng an toàn với nồng độ thấp. Tuy nhiên với một số người dùng có bệnh lý về da, da nhạy cảm, trẻ em sẽ có nguy cơ bị kích ứng cao khi sử dụng.

Sulfuric acid còn có khả năng gây dị ứng da, và nguy hiểm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc có thể gây đỏ, kích ứng khó chịu cho người dùng.

Ammonium sulfate trong nước tẩy rửa nhà bếp

Các thành phần Sulfate nói chung thường có trong các chất tẩy rửa như dầu gội đầu, sữa rửa mặt và nước rửa chén. Thành phần sulfate có tính tạo bọt cao, và giúp tẩy sạch các vết dầu mỡ hiệu quả. Chính vì vậy, chúng vẫn được đưa vào sử dụng để nâng cao vai trò làm sạch của sản phẩm tẩy rửa.

Cũng như Sulfuric acid, Ammonium sulfate là một hóa chất tẩy rửa dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm. Không ít nhà sản xuất vì để đẩy mạnh khả năng tạo bọt và tẩy rửa cao đã thêm chất này vượt quá liều lượng cho phép vào sản phẩm. Việc tiếp xúc quá nhiều Sulfate có thể làm bong tróc, mẩn ngứa vùng da tiếp xúc và nguy hiểm hơn khi tích tụ trong cơ thể lâu ngày có thể gây ung thư.

Formaldehyde trong nước tẩy rửa nhà bếp

Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Formaldehyde còn có một số tên gọi khác như là formol, methyl aldehyde, methylene oxide, metana. Vì có tính khử trùng cao nên được sử dụng để làm chất tiệt trùng trong nông nghiệp, thủy sản, và trong các chất tẩy rửa công nghiệp.

Trên bao bì sản phẩm, Formaldehyde có thể “ẩn danh” dưới những cái tên như methanol, methyl aldehyde và oxit etylen. Chúng thường đi kèm cũng các chất bảo quản để hạn chế sự nhiễm bẩn của vi khuẩn. Đây là một trong những hóa chất có thể gây ung thư và dị ứng cao, vì cơ thể con người không có cơ chế đào thải Formaldehyde.

Quaternary Ammonium Compound trong nước tẩy rửa nhà bếp

Loại hoá chất này có mặt trong hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng có nhãn “kháng khuẩn” như nước lau nhà, chất tẩy rửa dầu mỡ, chất khử trùng… Và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm da tiếp xúc hay những bệnh về rối loạn hô hấp.

Cũng giống với các loại hóa chất khác, Quaternary Ammonium Compounds cần được người tiêu dùng hạn chế sử dụng và thay thế bằng các sản phẩm tự nhiên. Đặc biệt là đối với những thiết bị dùng để nấu nướng cung cấp thức ăn cho cơ thể thì lại càng nên lưu ý sử dụng loại nước tẩy rửa thích hợp.

Để thiết bị nhà bếp luôn an toàn và bền đẹp nhất, không đơn giản chỉ là bạn vệ sinh và bản quản nó thật tốt mà ngay từ khâu lựa chọn mua sản phẩm làm từ chất liệu cao cấp, từ nhà sản xuất phân phối uy tín chất lượng trên thị trường.

Sodium Hydroxyde trong chất tẩy lò nướng gây bỏng da

Sodium Hydroxyde là hóa chất nguy hiểm được tìm thấy trong các chất tẩy rửa lò nướng và dụng cụ làm thông ống cống, thoát nước. Đây là một chất tẩy rửa có nguồn gốc từ kiềm với độ pH lớn hơn hoặc bằng 8. Hoá chất này cũng như hầu hết các loại hoá chất khác không được đề cập trong thành phần của nước tẩy rửa. Sodium Hydroxyde còn được gọi là dung dịch kiềm, có thể gây ăn mòn và có thể bị bỏng rất nặng nếu vô tình để loại hoá chất này tiếp xúc trực tiếp vào da hoặc mắt.

Butoxyethanol

Đây là chất hóa học được tìm thấy ở trong các sản phẩm lau bếp, chất tẩy rửa lò nướng, chén, đĩa, chất tẩy nhờn, dung dịch lau kính và chất tẩy rửa đa năng,… Có thể nhận biết hóa chất nguy hiểm này thông qua mùi thơm nhẹ, dễ chịu.

Thông thường, người nội trợ hạn chế tối đa việc 2-Butoxyethanol ảnh hưởng tới sức khỏe bằng cách dùng dấm trắng, baking soda, chanh,… để tẩy rửa các thiết bị nhà bếp. Cách này được cho là an toàn với nguyên liệu dễ kiếm mà bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm được.

Chất tạo mùi tổng hợp

Một số người sử dụng cách hóa chất làm mát không khí, nhưng kết quả thì không khí trong nhà bạn lại không tươi mới như bạn mong đợi. Có thể bạn không biết rằng, một số loại hương thơm còn gây ra cảm giác không thoải mái và thậm chí buồn nôn, đặc biệt là chất gây mùi có chất lượng kém hơn.

Điều này là do một số chất tạo mùi thơm tổng hợp có trong chất tẩy rửa và chất lọc không khí có thể gây nhiễm độc mãn tính cho hệ thần kinh, dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, nôn và chán ăn.

Cách lựa chọn sản phẩm tẩy rửa an toàn

Bỏ qua sản phẩm chứa hóa chất tạo mùi hương: Không thua kém gì các hóa chất độc hại có tính tẩy rửa cao, thành phần tạo mùi hương nhân tạo trong các sản phẩm làm sạch cũng được xem như là một “sát thủ thầm lặng” gây nhiều rủi ro sức khỏe. Hóa chất tạo mùi hương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da như dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh chàm… Làn da nhạy cảm và mỏng manh của bé lại càng trở nên nguy hiểm hơn với sát thủ thầm lặng này. Không chỉ vậy, chúng còn là nguyên nhân kích hoạt gây ra chứng đau nửa đầu bên trái, làm khó chịu hệ tiêu hóa, khiến chứng bệnh về hô hấp trở nặng hơn và cũng làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Chẳng hạn như volatile organic compounds (VOC) dễ bay hơi được sử dụng rộng rãi làm hương liệu nhân tạo trong các sản phẩm gia dụng như sản phẩm làm sạch, khử trùng, mỹ phẩm, tẩy dầu mỡ… Hợp chất này không chỉ cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lớn khi có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, mất kiểm soát cơ thể. Về lâu dài, chúng thậm chí còn có thể làm tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.

Ưu tiên sản phẩm gốc thực vật an toàn cho da: Đối với da nhạy cảm của trẻ em, tốt nhất nên lựa chọn những sản phẩm gốc thực vật (plant-based) an toàn và lành tính trong ngôi nhà. Đây quả thật chính là những “chiến binh” thân thiện với trẻ em và cả người lớn vì không chỉ an toàn cho da mà còn đảm bảo sức khỏe lâu dài của cả nhà.

Mua sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy: Khi mua sản phẩm chăm sóc nhà cửa cần tỉnh táo chọn lựa những sản phẩm gốc thực vật đảm bảo an toàn cho gia đình. Nguyên nhân là bởi nhiều sản phẩm quảng cáo “tự nhiên”, “không độc hại” hay “thân thiện với môi trường” nhưng đôi khi không hẳn sự thật là như vậy. Để tránh được sản phẩm thật-giả, “vàng thau lẫn lộn” hãy lựa chọn những sản phẩm tẩy rửa gia dụng có nguồn gốc thực vật ở những địa chỉ đáng tin cậy.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên top10suckhoe.vn đã giúp các bạn hiểu hơn về một nước tẩy rửa nhà bếp có hại cho sức khỏe và chúc bạn luôn có những lựa chọn mua sắm thông minh cho gia đình.

Nguồn: Tổng hợp

.
.
.
.