Gạo lứt không chỉ là một món không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng mà còn tốt cho sức khỏe của cả người không ăn kiêng. Tác dụng của gạo lứt có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư, táo bón, loãng xương…Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế mà chỉ đơn thuần được loại bỏ lớp vỏ ngoài nên giữ được nhiều lợi ích và chứa nhiều dưỡng chất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe nhé.
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt còn có tên gọi khác là gạo lật, là một loại ngũ cốc nguyên hạt, chỉ xay bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và giữ lại phần cám gạo cùng với các mầm rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, như vitamin, chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất.
Không giống như gạo trắng, sau quá trình xay hoặc giã đã làm mất đi một lượng đáng kể vitamin, chất xơ và mangan thì gạo lứt vẫn giữ được các axit béo không bão hòa, cùng với protein, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
Ngày nay, gạo lứt thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy, giun đường ruột, ứ nước, vàng da, bỏng, thiếu thiamin, chảy máu mũi, nôn ra máu, sốt, viêm, trĩ, liệt, vẩy nến,…Ngoài ra, nó cũng có vai trò như một chất kích thích sự thèm ăn, chất làm dịu, làm se vết thương hoặc làm thuốc bổ.
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
So với gạo trắng, gạo lứt vượt trội hơn nhiều về các thành phần dinh dưỡng. Trong một chén gạo lứt có chứa:
- Calo: 216
- Chất xơ: 3,5 gram
- Carb: 44 gram
- Protein: 5 gram
- Chất béo: 1,8 gram
- Niacin (B3): 15% RDI
- Thiamin (B1): 12% RDI
- Axit pantothenic (B5) : 6% RDI
- Pyridoxine (B6): 14% RDI
- Magiê: 21% RDI
- Kẽm: 8% RDI
- Sắt: 5% RDI
- Đồng: 10% RDI
- Photpho: 16% RDI
- Selen: 27% RDI
- Mangan: 88% RDI
Ngoài ra, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp các loại dưỡng chất như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate. Đặc biệt trong gạo lứt có chứa hàm lượng mangan cao, mặc dù đây là một khoáng chất ít được biết đến nhưng nó có vai trò trọng yếu đối với cơ thể, bao gồm chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ.
Nếu cơ thể bị thiếu hụt mangan có thể dẫn tới nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tăng trưởng kém, khử khoáng xương và ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản.
Hơn thế nữa, gạo lứt còn là nguồn cung cấp các hợp chất thực vật tuyệt vời cho cơ thể. Bởi vì loại gạo này có chứa nhóm chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và phenol, giúp ngăn ngừa cơ thể không bị stress oxy hóa – một trong nhưng yếu tố chính gây ra các căn bệnh như ung thư, tim hoặc lão hóa sớm.
Các chất chống oxy trong gạo lứt hoạt động mạnh mẽ, giúp ngăn chặn các tổn thương tế bào gây ra do các gốc tự do và giảm các tình trạng viêm.
Tác dụng của gạo lứt rang giúp giảm cân
Nhiều người uống gạo lứt rang giảm cân như một cách ăn kiêng lành mạnh. Đây là loại thức uống rất ít calo, bên cạnh đó lại chứa nhiều dinh dưỡng cùng các vitamin cần thiết, sẽ là lựa chọn phù hợp khi giảm cân. Gạo lứt chứa carbohydrate phức tạp và chất xơ, cung cấp năng lượng thường xuyên cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu hơn, giúp bạn giảm cảm giác đói, và thèm ăn.
Uống nước gạo lứt rang mỗi ngày có tốt không? Bạn có thể uống nước gạo lứt rang đều đặn một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu muốn giảm cân hiệu quả thì bạn không nên thêm đường.
Tác dụng của gạo lứt – Kiểm soát lượng đường trong máu
Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường, nguyên tắc giảm lượng đường (carbohydrates) tiêu thụ mang ý nghĩa rất quan trọng. Theo WebMD (Brown Rice vs. White Rice: Which Is Better? – Gạo Lứt và Gạo Trắng: Loại Nào Tốt Hơn?), việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu sẽ còn tốt hơn nữa nếu bạn uống nước gạo lứt rang giữa các bữa ăn trong ngày, nên sử dụng nước gạo lứt rang tự nhiên, không nên bổ sung thêm đường.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ lượng nước gạo lứt rang mà bạn có thể tiêu thụ mỗi ngày trong thời gian điều trị bệnh tiểu đường.
Lợi ích của gạo lứt trong phòng ngừa ung thư
Một nghiên cứu trên Tạp chí Dịch tễ học Ung thư, Các dấu chuẩn và Phòng ngừa (Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention) năm 2000 chỉ ra rằng gạo lứt có chứa các hợp chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, ăn gạo lứt thay cho gạo trắng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn.
Một nghiên cứu khác năm 2004 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Journal of Nutrition) cũng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và rau quả là nguồn thực phẩm quan trọng nhất giúp ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư phụ thuộc nội tiết tố khác.
Lợi ích của gạo lứt đối với hệ miễn dịch
Lợi ích của gạo lứt đối với xương
Gạo lứt chứa nhiều magie (226g gạo lứt đã đủ cung cấp 21% nhu cầu magie hàng ngày) giúp xương chắc khỏe.
Magie là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng bên cạnh canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, magie còn rất cần thiết cho việc chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt hóa để hấp thụ canxi, hỗ trợ sự hình thành xương và ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xương.
Việc thiếu hụt magie có liên quan đến tình trạng mật độ xương thấp và có thể gây viêm khớp và loãng xương sau này.
Lợi ích của gạo lứt đối với ruột
Gạo lứt chứa chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ này giúp chu chuyển ruột dễ dàng, giúp giảm táo bón cũng như bệnh trĩ.
Khi ăn gạo lứt, bạn nên uống nhiều nước để giúp chất xơ phát huy hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.
Lợi ích của gạo lứt đối với hệ thần kinh
Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất quan trọng với hệ thần kinh như:
• Mangan: Giúp hình thành các axit béo và hormone cần thiết cho hệ thần kinh. Ngoài ra, mangan cũng giúp cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể, điều khiển hoạt động của hệ thần kinh và cơ để ngăn ngừa co cơ.
• Vitamin B: Giúp não và hệ thần kinh hoạt động tốt thông qua việc tăng cường trao đổi chất trong não.
• Kali và canxi: Đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào thần kinh và tế bào cơ khỏe mạnh.
• Vitamin E: Phòng ngừa một số bệnh thần kinh do tổn thương oxy hóa gây ra.
Tác dụng của gạo lứt rang: ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Nguyên nhân gây sỏi thận thường là ăn nhiều muối (natri) hay uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong cơ thể. Uống nước gạo lứt rang cũng như cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần giúp bạn ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Bạn không nên chủ quan vì sỏi thận sẽ khiến bạn đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Đây chính là lý do tại sao bạn nên uống nước gạo lứt để có thêm chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và ngăn ngừa sỏi thận.
Tác dụng của gạo lứt – Chăm sóc da khỏe đẹp bên trong
Để cải thiện làn da, bạn hãy thử uống trà gạo lứt rang mỗi ngày để giúp da kiểm soát nước và dầu cũng như cung cấp các vitamin, hợp chất chống oxy hóa giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, mịn màng. Bạn cũng có thể đắp mặt nạ gạo lứt 1 lần/tuần để duy trì vẻ đẹp trẻ trung và khỏe mạnh của làn da nhé.
Tác dụng của gạo lứt – Giảm nguy cơ tiểu đường
Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa chậm nên ít gây ra sự thay đổi lượng đường trong máu. Điều này giúp tránh tình trạng tăng đường huyết một cách đột biến.
Một nghiên cứu năm 2006 trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho thấy tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo trắng. Gạo lứt có chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ và dầu hơn nên có nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị tiểu đường và tăng đường huyết hơn so với gạo trắng.
Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Archives of Internal Medicine năm 2010 cho biết việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nên bổ sung carbohydrate từ gạo lứt thay vì gạo trắng.
Tổng kết
Tác dụng của gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn phòng các bệnh nguy hiểm như ung thư hay loãng xương. Bạn hãy thử bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn với gạo lứt để vừa thay đổi khẩu vị vừa tăng cường sức khỏe nhé! Top10suckhoe.vn chúc bạn luôn khỏe mạnh.