Top 10 tác dụng của rau má đối với sức khoẻ


Rau má là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc ở đất nước Việt Nam. Nhắc đến rau má chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại rau thường dùng để nấu canh, ăn sống hoặc xay nước uống. Tại sao rau má lại được sử dụng phổ biến như thế? Hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu top những tác dụng của rau má qua bài viết sau đây nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm của rau má

Nguồn gốc

Rau má thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và các nước ở khu vực châu Á.

Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học Ayurveda. Chẳng hạn:

  • Võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân đã sử dụng một số loại thảo dược Trung Hoa (trong đó có rau má) nên đã sống thọ đến 256 tuổi.
  • Người dân Ấn Độ gọi rau má là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ.
  • Ngoài ra, rau má còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.

Đặc điểm

Rau má được gọi với cái tên khác là lôi công thảo, tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và tên tiếng Anh là Gotu Kola.

Vốn thuộc cây thân thảo nên thân cây của rau má trông khá mảnh, có màu xanh lục (hoặc lục ánh đỏ), mọc bò khắp nơi (nhất là chỗ ẩm mát) và có rễ mọc ở các mấu.

Lá của cây rau má có hình thận, phần đỉnh lá tròn và mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm.

Hoa rau má có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, hồng phớt đỏ và mọc thành các tán nhỏ. Còn quả rau má có hình mắt lưới dày dặc và thường chín sau khoảng 3 tháng.

2. Thành phần dinh dưỡng của rau má

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau má sẽ khác nhau tùy thuộc vào mùa thu hoạch và khu vực trồng trọt, nhưng cơ bản vẫn chứa các dưỡng chất sau: vitamins B1, B2, B3, C, K, hợp chất beta carotene, saccharide, flavonol, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…),….

Trung bình, cứ trong 100g chiết xuất rau má thường chứa:

  • 88,2g nước
  • 3,2g đạm
  • 1,8g tinh bột
  • 4,5g chất xơ
  • 3,7mg vitamin C
  • 0,15mg vitamin B1
  • Và còn các chất như: 3,1mg sắt; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 1,3mg beta carotene,….

3. Top 10 tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Rau má chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có 8 tác dụng nổi bật đối với sức khỏe như sau:

3.1 Tác dụng của rau má – hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch

Đối với người có tiền sử bệnh liên quan đến tĩnh mạch như bệnh suy tĩnh mạch thường gặp, thì tác dụng của rau má là giúp giảm sưng và tăng cường máu huyết lưu thông.

Theo kết quả nghiên cứu trên Angiology vào năm 2001 cho thấy rằng: các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch hầu như đều giảm bớt các triệu chứng vốn có của bệnh, như giảm sưng tấy, giẩm phù mắt cá chân, chuột rút, đau nhức và mệt mỏi khi sử dụng rau má và được theo dõi liên tục trong suốt 4 tuần. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này còn ghi nhận cứ dùng 180mg rau má mỗi ngày sẽ làm giảm đi các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

3.2 Tác dụng của rau má – Giúp phục hồi vết thương nhanh chóng

Nhờ hợp chất triterpenoids (là hợp chất tự nhiên trong thực vật, vị đắng) bên trong rau má, nên loại rau này có tác dụng điều trị, phục hồi các vết thương nhẹ cũng như tăng cường chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương để giúp vùng da đó nhanh chóng được phục hồi và khỏe hơn, đồng thời làm tăng cường việc lưu thông máu huyết tại khu vực đó.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2006 đã chứng minh rau má có tác dụng hồi phục vết thương trên cơ thể chuột (vốn có nét tương đồng AND với người).

3.3 Tác dụng của rau má – Giảm bớt lo âu, bồn chồn

Chất triterpenoid không chỉ có tác dụng phục hồi vết thương mà còn giúp cơ thể giảm bớt được chứng lo âu, bồn chồn.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2000, đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng, đã cho thấy rằng: kể từ khi uống nước rau má trong khoảng 30 – 60 phút, các bệnh nhân (mắc phải triệu chứng tâm thần) hầu như không bị giật mình bởi tiếng ồn.

3.4 Tác dụng của rau má – Giúp cải thiện khả năng nhận thức

Chiết suất rau má có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn của cơ thể vì giúp đẩy mạnh oxy lên não để não được hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong rau má còn kích thích được các đường dẫn thần kinh, khi có khả năng xóa bỏ các gốc tự do và các mảng bám trong não. Điều này có nghĩa rằng: rau má làm giảm tốc độ của triệu chứng mất trí nhớ, nhất là bệnh Alzheimer.

3.5 Tác dụng của rau má – Hỗ trợ, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rau má được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị các cơn đau dạ dày, vì có hoạt tính chống viêm nhiễm và cải thiện chức năng, sức khỏe của đường ruột và đại tràng.

3.6 Tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn

Các dưỡng chất có trong rau má dường như đều có tác động lớn đến hệ tuần hoàn, nổi bật là:

  • Cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa chứng xuất huyết và tối ưu sự hoạt động của hệ tuần hoàn.
  • Kích thích máu lưu thông, tăng cường lượng oxy di chuyển đều khắp các bộ phận và cơ quan nội tạng quan trọng để cải thiện năng suất hoạt động của những bộ phận, cơ quan đó.

3.7 Rau má và bệnh phong, lao

Ăn rau má nhiều có tốt không? Hoạt chất asisticoside được tìm thấy trong rau má có khả năng làm tan lớp màng sáp bọc vi khuẩn lao, phong, đồng thời giúp làm tăng hệ miễn dịch, chống lại nhóm chủng khuẩn này, từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phong và lao.

Tác dụng của rau má giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh

3.8 Những tác dụng của rau má đối với da mặt

Rau má có tác dụng gì cho da mặt? Đây là loại rau đem lại những tác dụng tuyệt vời đối với làn da, cụ thể là:

  • Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ngoài da như vảy nến, eczema, mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa, chứng bệnh vàng da,…
  • Đào thải độc tố trong gan, giảm tình trạng nóng trong người, từ đó giúp ngăn ngừa việc nổi mụn trên da, làm xẹp những đốm mụn nhanh chóng.
  • Hoạt chất saponin có trong rau má giúp tái tạo da, thúc đẩy liên kết mô mới tại vùng da bị tổn thương.
  • Bổ sung nước và độ ẩm giúp làn da dần trở nên mềm mịn và sáng hơn.
  • Làm giảm các vết thâm nám do nắng và mịn gây ra.
  • Các thành phần chất chống oxy hóa có trong rau má sẽ giúp làm trắng sáng da chỉ sau vài tuần.
  • Đắp mặt nạ nước cốt rau má sẽ giúp làm giảm thâm quầng mắt hiệu quả.
  • Tác dụng của rau má trong làm đẹp giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, tái tạo collagen giúp làn da săn chắc, tươi trẻ.

Rau má giúp trị mụn chống lão hóa và làm đẹp da

3.9 Rau má giúp thanh lọc cơ thể

Một trong những công dụng của rau má đó chính là đào thải độc tố nhanh chóng qua đường nước tiểu, từ đó giúp làm giảm thiểu áp lực đối với thận, giữ cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.

3.10 Tác dụng của rau má giúp hạ sốt

Các kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm từ thực tiễn cho thấy, khi trẻ nhỏ bị sốt uống nước rau má sẽ giúp giảm sốt nhanh chóng.

.
.
.
.