10 tác dụng của cây ngải cứu bạn nên biết bạn nên biết


Cây ngải cứu có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Ngải cứu từ lâu đã được coi là một cây thuốc dân gian có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc, tác dụng của cây ngải cứu còn để trị bệnh hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu những tác dụng của cây ngải cứu trong bài viết dưới đây nhé!

Rau ngải cứu cải thiện hệ tiêu hóa

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong rau ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, rau ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.

Tác dụng của cây ngải cứu làm thuốc điều kinh

Chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không ổn định thì ngãi cứu chính là giải pháp vô cùng hiệu quả. Cách chữa rong kinh bằng ngải cứu đơn giản như sau:

Lấy 100g ngải cứu khô, sắc chung với 1 lít nước. Đun sôi với lửa vừa, cạn còn 300ml thì tắt bếp, lọc ra lấy nước uống. Nước ngải cứu có vị đắng, nếu cảm thấy khó uống có thể thêm một ít đường sẽ dễ uống hơn.

Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng đều đặn từ 1 tuần trở đi sẽ thấy hiệu quả. Chị em vừa uống ngải cứu, vừa có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh thức đêm, giải tỏa tâm lý để chu kỳ kinh bình thường trở lại.

Công dụng của ngải cứu giúp giảm mỡ bụng

Không chỉ là nguyên liệu tạo nên những món ăn bổ dưỡng hay vị thuốc quý chữa nhiều loại bệnh mà nó còn có tác dụng làm giảm mỡ bụng, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh, trả lại vòng 2 thon gọn, quyến rũ.

Ngoài ra, các hoạt chất bên trong lá còn giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh phụ khoa.

Tác dụng của cây ngải cứu – giúp an thai

Đối với phụ nữ đang mang thai, khi gặp các triệu chứng như đau bụng, chảy máu ta có thể áp dụng bài thuốc này có thể giúp thai ổn định. Bài thuốc giúp an thai từ ngải cứu áp dụng cho thai kỳ từ 3 tháng trở lên:

Sử dụng 20g ngải cứu khô, 15g lá tía tô, sắc nước uống. Chia uống 2 lần/ngày. Đây là bài thuốc có công dụng hỗ trợ an thai rất tốt mẹ bầu. Đối với thai từ 3 tháng trở đi, nếu sử dụng điều độ, hợp lý, ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.

Tác dụng của cây ngải cứu – Sơ cứu vết thương 

Giống như cây lá lứt (cây cúc tần), ngải cứu là vị thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt. Có thể sử dụng sơ cứu trong tình huống khẩn cấp như rắn cắn, chấn thương chảy máu, đứt tay, chân,…

Khi bị chảy máu, ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi, sau đó thêm vào chút muối để đắp lên miệng vết thương. Cách này có thể giúp cầm máu, sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau rát hiệu quả.

Dùng ngải cứu cầm máu chỉ là giải pháp tức thời trong tình huống nguy cấp. Sau khi sơ cứu, bạn nên đưa nạn nhân đến trạm xá gần nhất để xem xét vết thương.

Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa, mề đay

Nhờ có tính sát khuẩn cao, ngải cứu có tác dụng chống viêm, ngăn hình thành viêm mụn, giúp loại bỏ mề đay, mẩn ngứa cũng như các căn bệnh ngoài da khác do vi khuẩn, nấm gây ra.

Rửa sạch ngải cứu tươi, để ráo nước, sau đó mang đi giã nát để đắp mặt, để mặt nạ khoảng 15 phút là có thể rửa sạch lại với nước. Mặt nạ ngải cứu làm đẹp da rất hiệu quả, nếu kiên trì đắp mặt thường xuyên, bạn sẽ có một làn da hồng hào, trắng sáng.

Đối với trẻ em thường xuyên bị nổi rôm sảy, ta có thể xay nhuyễn lá ngải cứu, lọc ra lấy nước tắm cho trẻ. Hoặc kết hợp ngải cứu và đơn lá đỏ (lá đơn đỏ) nấu nước tắm cho bé.

Ăn rau ngải cứu trị đau đầu

Ngải cứu trị đau đầu rất tốt. Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong trị đau đầu, nhức đầu mệt mỏi.

Cách làm:Chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lit nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút. Ăn ngải cứu hầm gà hoặc ngải cứu sào trứng cũng giúp đẩy lùi cơn đau đầu, làm ấm người hiệu quả.

Trị mỏi khớp, viêm khớp

Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Theo y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải cứu hỗ trợ điều trị các bệnh.

Ngải cứu có tác dụng giúp điều trị mụn nhọt

Có thể bạn chưa biết, dược liệu có tác dụng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả, làm cho làn da trở nên trắng sáng, mịn màng. Bởi vì chiết xuất từ rau ngải cứu có khả năng kháng khuẩn vượt trội, giúp loại bỏ các khuẩn ẩn sâu dưới da và các tác nhân gây mụn, làm sạch da mà không gây mẩn ngứa.

Để giải quyết vấn đề mụn nhọt tốt nhất, bạn nên đắp mặt nạ ngải cứu 2-3 lần/ tuần bằng cách giã nhuyễn lá tươi rồi đắp lên da tầm 20-30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

Tác dụng của cây ngải cứu cứu giúp lưu thông máu lên não

Bạn đã bao giờ thử kết hợp ngải cứu và trứng gà để tạo thành một món ăn bổ dưỡng chưa? Nếu chưa thì hãy chế biến ngay và dùng trong bữa ăn nhé. Cả hai đều là những thực phẩm bổ dưỡng giàu protein, cholin, andenin.

Khi hòa quyện với nhau tạo nên món trứng chiên ngải cứu vừa có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, vừa tăng cường máu lên não, đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.

Một số lưu ý khi ăn rau ngải cứu

Vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Tổng kết

Như vậy, ngải cứu vừa là rau ăn, vừa dùng làm thuốc hết sức đơn giản. Mỗi ngày, tốt nhất bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình loại rau bổ dưỡng này. Qua bài viết trên, top10suckhoe.vn hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về tác dụng của cây ngải cứu để cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh có hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp

.
.
.
.