Lưu ngay những mẹo trị bệnh nấc cụt siêu hiệu quả


Nấc cụt là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi người. Phần lớn các trường hợp không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nấc lặp đi lặp lại thường xuyên thì sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ngại ngùng. Vì vậy, hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu những mẹo trị bệnh nấc cụt này nhé.

1. Thế nào là nấc cụt?

Nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn. Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành nằm giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi cơ hoành bị co thắt khiến cho dây thanh âm bị đóng lại, lúc này sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng mà chúng ta vẫn thường nghe thấy khi nấc.

Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.

Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:

  • Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.

  • Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.

  • Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.

Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.

2. Nguyên nhân gây nấc

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc

  • Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.
  • Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.
  • Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.
  • Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

3. Các mẹo chữa bệnh nấc cụt hiệu quả

Những cơn nấc cụt kéo đến bất ngờ thường khiến chúng ta khó chịu, thậm chí trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến công việc, học tập. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo để có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng này.

Mẹo trị bệnh nấc cụt bằng đường

Sử dụng đường để chấm dứt cơn nấc cụt là phương pháp dân gian hữu hiệu, được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng thành công. Thực tế khoa học cũng đã chứng minh rằng, việc nuốt một thìa nhỏ đường khi nấc cụt sẽ giúp kích thích vào lớp niêm mạc họng trong thực quản. Quá trình này sẽ khiến cơ thể tạo nên một số loại phản xạ giúp kiểm soát hiệu quả cơn co thắt của cơ hoành và chấm dứt việc nấc cụt.

Có thể chấm dứt cơn nấc cụt bằng cách ngậm một viên đường nhỏ

Có thể chấm dứt cơn nấc cụt bằng cách ngậm một viên đường nhỏ

Mẹo trị bệnh nấc cụt: Ăn món gì đó chua

Một nghiên cứu cho thấy các hợp chất chua, giống như các hợp chất được tìm thấy trong giấm, làm giảm nấc cụt. Hãy thử ngậm một giọt hoặc muỗng cà phê giấm trên lưỡi.

Mật ong trị nấc cụt

Mật ong ngăn chặn nấc cụt. Cho một muỗng cà phê mật ong đã được khuấy trong nước ấm lên trên lưỡi và nuốt.

Mẹo trị bệnh nấc cụt bằng túi giấy sạch

Mục đích của phương pháp này là kích thích sản sinh khí CO2 trong máu, từ đó tác động lên cơ hoành và buộc chúng phải co thắt mạnh và kéo dài hơn so với bình thường để lấy nguồn khí Oxy cần thiết cho phổi.

Sử dụng túi giấy để chữa nấc cụt bằng cách chuẩn bị một chiếc túi sạch được làm bằng giấy. Tiếp đó hít thở một hơi thật sâu và chậm rãi thở ra, làm liên tục cho đến khi cơn nấc cụt chấm dứt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp này mục đích là làm tăng CO2 nên sẽ có ẩn chứa những nguy hiểm nhất định. Vì vậy, khi cơ thể có cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt, cần ngay lập tức dừng thực hiện.

Duy trì trạng thái hít thở sâu trong vài phút

Cách làm chấm dứt cơn nấc cụt bằng biện pháp hít thở sâu thường khá đơn giản và bất kỳ ai cũng có thể tiến hành. Người bị nấc cụt cần hít vào một hơi thật sâu và giữ trong khoảng thời gian lâu nhất có thể để cơ hoành căng ra ở mức tối đa. Khi ngừng hít sâu, cơ hoành trở lại vị trí ban đầu và cơn nấc cụt cũng sẽ không còn nữa.

Uống nước khi bị nấc cụt

Chữa nấc cụt bằng cách uống nước là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Đầu tiên, cần ngậm một lượng nước phù hợp, cuối người về phía trước và tiến hành nuốt ngụm nước đó. Thực hiện liên tục từ 4 đến 5 lần có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng nấc cụt.

Sử dụng nước lọc khi bị nấc cụt là phương pháp được nhiều người áp dụng

Sử dụng nước lọc khi bị nấc cụt là phương pháp được nhiều người áp dụng

Chấm dứt nấc cụt bằng cách bịt hai tai

Bịt hai tai khi bị nấc cụt là một trong những phương pháp thường được nhiều người áp dụng khi bị nấc cụt. Chúng ta cần dùng hai ngón tay áp sát nhẹ nhàng vào tai, lúc này hệ thống những nhánh dây thần kinh phế vị tại đây sẽ được mở rộng và được kích thích bởi các ngón tay. Duy trì trong vài phút sẽ giúp ngừng nhanh chóng cơn nấc cụt.

Quá trình thực hiện cần tránh đưa ngón tay quá sát vào bên trong dẫn đến những tổn thương đáng tiếc.

Ngồi ôm đầu gối

Ngồi thoải mái trước khi đưa đầu gối lên ngực trong hai phút. Kéo đầu gối lại gần ngực có thể giúp ngăn chặn co thắt cơ hoành, theo Blue Cross Blue Shield.

Mẹo trị bệnh nấc cụt bằng đá lạnh

Sử dụng đá cũng là một trong những phương pháp chữa nấc cụt phổ biến và được tiến hành theo cách sau:

  • Cách 1: Ngậm một viên đá có kích thước vừa phải trong miệng cho đến khi chúng tan hết.

  • Cách 2: Dùng một viên mảnh vải mỏng viên đá lạnh và tiến hành chà nhẹ lên khắp mắt.

Sở dĩ, quá trình này đem lại hiệu quả cao nhờ việc đá lạnh có công dụng hữu hiệu trong vấn đề làm dịu hệ thống dây thần kinh đang bị kích thích, từ đó giúp sớm kết thúc cơn nấc cụt hơn so với bình thường.

Tạo cảm giác sợ hãi cho bản thân

Hình thành cảm giác sợ hãi cho bản thân để chấm dứt cơn nấc cụt là một biện pháp không phổ biến và khó tin. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều người áp dụng thành công biện pháp này. Do đó, nếu áp dụng những phương pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả, có thể tiến hành xem những bộ phim, hình ảnh kinh dị,… để có thể nhanh chóng chấm dứt cơn nấc cụt khó chịu.

Tổng kết

Với những chia sẻ mẹo trị bệnh nấc cụt trên đây do top10suckhoe.vn tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nguồn: Tổng hợp

.
.
.
.