Top 10 món ăn không nên ăn nếu bị bệnh gút


Trong cuộc sống hiện đại hiên nay, bệnh Gút (Goute) là bệnh rất thường gặp. Bệnh gây viêm các khớp nhỡ nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân của bệnh gút là gì? Tại sao nam giới hay bị bệnh gút hơn nữ giới? Nên ăn gì và nên kiêng ăn gì thì tốt cho bệnh gút? Cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu ngay nhé

1. Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric

(chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) và các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới…

2. Tại sao nam giới bị bệnh gút nhiều hơn?

Các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau. Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trong làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

3. Top 10 món ăn không nên ăn nếu bị bệnh gút

3.1 Thịt đỏ 

Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.

Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

3.2 Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.

3.3 Thịt gà tây, thịt ngỗng

Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gút nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg, với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được sự gia tăng purin trong máu.

3.4 Người bị gout kiêng tuyệt đối nước giải khát, rượu bia

Các chất kích thích có trong rượu, bia, cafe, nước ngọt có ga,… tuyệt đối nên tránh xa đối với người bị bệnh gout.

Mặc dù chúng không chứa nhân purin, nhưng chúng được xác định là khi đi vào cơ thể có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa, đào thải axit uric ra ngoài cơ thể theo đường thận. Do đó, những đối tượng bị gout hoặc muốn phòng ngừa bệnh gout tái phát tuyệt đối không nên sử dụng những loại đồ uống này.

3.5 Bệnh gout kiêng ăn gì – Hải sản

Cắt giảm hải sản trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt khi bạn đang bị những cơn đau hành hạ, đây là lời khuyên của giáo sư dinh dưỡng Lona Sandon tại Đại học Tây Nam Texas.

Bệnh gout kiêng ăn gì – Hải sản

Hải sản và thịt đỏ là những thực phẩm giàu purine, hợp chất này khi được hấp thụ vào cơ thể thì tạo ra sản phẩm cuối cùng là các uric acid. Vì thế, người bị bệnh gout chỉ nên dùng thịt và hải sản ở mức tối thiểu từ 110g-170g mỗi ngày.

Cần chú ý thêm là trong khi một số loại hải sản vẫn có thể dùng không thường xuyên thì có những loại hoàn toàn không nên dùng cho những người bị gout. Cụ thể là cá mòi, cá ngừ, cá trồng…

Mặt khác tôm, tôm hùm, lươn, cua, sò và cá hồi có thể dùng không thường xuyên được (theo chuyên gia thấp khớp Scott Zashin tại UT Southwestern).

3.6 Thực phẩm nhiều đường người bị bệnh gout nên tránh

Nếu tiêu thụ thực phẩm có quá nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các bệnh liên quan đến hệ xương khớp như bệnh gút.

Do đó, trong danh sách “Bệnh gout kiêng ăn gì?”, các bạn không nên bỏ sót chúng nhé. Bởi, thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh quy, bánh ngọt, chè…) sẽ gây cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể. Từ đó khiến hệ cơ xương khớp đã tổn thương, nay lại càng yếu đi.

Đặc biệt, với những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc có Corticoid như Cortison, Prednisolon thì càng nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn của mình.

3.7 Bệnh gout kiêng gì – Nước ngọt

Người bị bệnh gout nên tránh các thức uống giải khát có hàm lượng đường fructose cao như nước soda hay như nước giải khát trái cây đóng lon. Bởi các chất làm ngọt sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm uric acid, khiến mức độ của bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.

Mặc dù, việc kiểm soát những đồ uống này không phải dễ dàng như việc kiểm soát năng lượng ghi trên bao bì. Nhưng các bạn cần phải hết sức lưu ý.

Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng uống nước giải khát mỗi ngày, so với việc uống ít hơn một lon một tháng, sẽ làm tăng nguy cơ bị gout ở phụ nữ.

3.8 Bệnh gút nên kiêng gì – Chế phẩm được làm từ đậu nành

Những thực phẩm như: đậu hũ, tào phớ, sữa đậu nành… là những thực phẩm có tác dụng tốt đối với sức khỏe người bình thường.

Bệnh gút nên kiêng gì – Chế phẩm được làm từ đậu nành

Tuy nhiên, đối với người bệnh gout thì ngược lại. Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều đạm, rất dễ gây tổn thương đến các đầu khớp trong cơ thể. Gây cảm giác tê dại, đau nhức khó chịu nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

3.9 Bệnh gút nên kiêng cữ những gì – Trứng gia cầm

Trứng gia cầm là loại phẩm luôn có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình. Đây là những thực phẩm có hàm lượng đạm và protein quá cao. Đặc biệt là trứng lộn, trứng vịt, gà….

Mặc dù đây là những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng nhưng đối với người bệnh gout nó lại là nỗi ám ảnh. Bởi hàm lượng đạm và protein có trong trứng có thể gây ra các cơn đau gout ngay khi khi ăn xong.

3.10 Người bị bệnh gout nên ăn gì để kiểm soát cơn đau 

Bên cạnh việc nắm rõ vấn đề người bệnh gout kiêng gì? Người bệnh nên tập thói quen thay thế các loại thực phẩm không tốt bằng các thực phẩm lành tính, an toàn cho sức khoẻ như:

  • Trái cây và rau củ

Người bị bệnh gout có thể ăn thoải mái hầu hết các loại trái cây, vì chúng chứa lượng purin thấp (chỉ từ 20 – 25mg). Ngoài ra, các loại quả này còn cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, vitamin D và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.

Một số loại trái cây, rau củ rất tốt cho người bệnh gout có thể kể tới như: táo, lê, dưa hấu, cherry, dâu tây, việt quất, súp lơ, dưa chuột, các loại rau có màu xanh đậm…. Bên cạnh đó, người bệnh gout cần chú ý tới việc sử dụng một số loại rau củ, trái cây khác như măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng. Vì chúng được chứng minh có thể làm tăng cơn đau do bệnh gout.

  • Người bị Tinh bột và ngũ cốc có lợi

Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh gút vì nó chứa lượng purine ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, chúng làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Do đó, thay vì sử dụng tinh bột xấu như gạo, bột mỳ, mì tôm, bánh mỳ trắng,.. người bị gout hãy bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những loại tinh bột có lợi cho cơ thể như gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch, các loại hoạt, bơ, sữa ít chất béo,… để giảm đáng kể lượng purin thu nạp vào cơ thể.

  • Thịt trắng

Người bị bệnh gout nên ăn các loại có màu trắng như ức gà, thịt cá sông,… Những loại thịt này không những chứa rất ít purin mà còn cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể.

  • Vitamin C rất tốt cho người bị bệnh gout

Theo cac nghiên cứu vitamin C có thể làm giảm mức axit uric giúp ngăn ngừa gout hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 500 – 100mg vitamin C thông qua các nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ như: Cam, quýt, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, bơ, dứa,….

Tổng kết

Với những thông tin trong chủ đề người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì trên đây, hy vọng bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút.

Nguồn: Tổng hợp

.
.
.
.