Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, ở độ tuổi nào dù nhỏ hay lớn thì cũng đều có nguy cơ bị táo, thậm chí là táo bón kéo dài còn để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe của bé. Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị táo bón và có cách nào để điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hôm nay, top10suckhoe.vn sẽ liệt các dấu hiệu nhận biết sớm táo bón ở trẻ cho các mẹ phòng tránh và có biện pháp chữa trị kịp thời nhé.
Bé đi tiểu ít hơn là triệu chứng của táo bón
Theo Mayo Clinic – một trung tâm y tế học phi lợi nhuận của Mỹ, các dấu hiệu, triệu chứng của táo bón ở trẻ em có thể bao gồm đi tiểu ít hơn ba lần một tuần, thời gian đi ngoài dài hơn. Mẹ hãy quan sát thật kỹ, ghi chép lại để sớm phát hiện, trị dứt điểm. Thông tin mang tính chất tham khảo bởi số lần đi ngoài có thể phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi, lượng thức ăn trong ngày. Thông thường, số lần đi tiêu của trẻ khỏe mạnh sẽ dao động như sau:
– Trong tuần đầu tiên của cuộc đời: trung bình 4 đến 8 lần mỗi ngày.
– Trong những tháng đầu đời: dao động khoảng 3 lần mỗi ngày.
– Đến 2 tuổi: số lần đi ngoài đã giảm xuống 2 lần mỗi ngày.
– Từ 3 tuổi trở lên: trẻ đi ngoài ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Khi táo bón bé quấy khóc liên tục
Vì còn nhỏ nên bé yêu chưa thể nói rõ ràng cho mẹ biết tình trạng cơ thể của mình. Do đó, khi bị táo bón, trẻ sẽ thường quấy khóc để thể hiện sự khó chịu và khiến mẹ chú ý đến. Với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, tiếng khóc chính là một trong những cách giao tiếp với bố mẹ.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Biếng ăn
Khi gặp trường hợp trẻ quấy khóc liên tục và không hợp tác trong việc ăn uống, mẹ đừng vội la mắng. Thay vào đó, phụ huynh hãy hiểu rằng đây rất có thể là biểu hiện của việc đang bị táo bón. Khi bị táo bón, lượng thức ăn không được tiêu hóa, thải ra ngoài, khiến trẻ khó chịu, nên sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống. Tình trạng này nếu kéo dài dễ dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, còi xương. Đây chính xác là một dấu hiệu nhận biết sớm táo bón ở trẻ mà bạn cần lưu ý.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Khó tiêu, chướng bụng
Thức ăn không được tiêu hóa hết, bị dồn ứ trong đường ruột của trẻ, gây hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Lúc này, mẹ có thể dùng tay để thử kiểm tra, nếu thấy bụng trẻ cứng hơn bình thường, khi ấn vào bị đau, rất có thể trẻ bị táo bón, mẹ cần tìm những cách trị táo bón hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Thời gian đi vệ sinh lâu
Một biểu hiện thường thấy của táo bón ở trẻ là trẻ thấy khó khăn khi đi cầu, thời gian đi cầu lâu hơn bình thường. Mỗi lần đi cầu bé thường phải rặn nhiều, mặt mày đỏ bừng, gắng sức rặn, thậm chí khóc nhiều vì đau rát, khó chịu. Thời gian đi cầu của bé có thể kéo dài tới 30 phút hoặc lâu hơn.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Phân khô cứng, vón cục
Trẻ táo bón phân thường khô, cứng có thể thành khuôn (kích thước lớn) nhưng có nhiều đường rạn trên bề mặt hoặc lổn nhổn như phân dê.
Với những bé đi cầu phân vón cục thì phân rất rắn, khô, sẫm màu, kích thước nhỏ, lổn nhổn như phân dê và khá cứng.
Các bé đi cầu phân kích thước lớn thì phân tụ thành dải hình trụ, đường kính to nên chúng không thể dễ dàng tống đẩy phân được ra ngoài.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Cảm giác đi chưa hết phân
Táo báo kéo dài ở trẻ làm phân bị dồn ứ lâu trong trực tràng, tạo thành các khối cứng, khó tống đẩy được ra ngoài. Khi phân dồn nhiều và ứ lâu tại đây, trẻ sẽ có cảm giác buồn đi cầu nhưng lại đi không được, hay chỉ đi được một ít nhưng chưa hết phân.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Hiện tượng són phân lỏng
Nhiều bé táo bón còn có hiện tượng són phân lỏng, nhiều khi trẻ cũng không kiểm soát được. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ chạy nhảy, nô đùa nhiều hoặc hoạt động mạnh. Són phân lỏng do táo bón nhưng nhiều bố mẹ dễ nhầm lẫn với tiêu chảy, dẫn đến điều trị sai lầm khiến cho táo bón ngày càng nặng hơn.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Đau hậu môn khi đi ngoài
Trẻ táo bón thường bị đau hậu môn khi đi ngoài vì phân cứng rắn, trẻ phải gồng lên khi đi cầu, cọ xát vào niêm mạc hậu môn gây đau, tổn thương hậu môn. Thậm chí có trường hợp phân kích thước lớn, thì hậu môn phải dãn hết cỡ có thể gây nứt kẽ hậu môn.
Dấu hiệu nhận biết sớm táo bón: Phân có mùi khó chịu
Do táo bón nên phân bị ứ lại lâu trong trực tràng, không tống đẩy được ra ngoài nên lên men và sinh khí gây nên mùi khó chịu. Chính vì thế, trẻ táo bón khi đi cầu phân có mùi khá khó chịu.
Mẹ nên làm gì khi trẻ táo bón?
Từ việc quan sát những dấu hiệu trên, mẹ có thể nhận định được bé có đang bị táo bón hay không. Nếu có, phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Một số giải pháp hữu ích sau sẽ giúp mẹ xử lý tình trạng ở trẻ.
– Trấn an và vỗ về để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là trong quá trình trẻ đang đi ngoài. Mẹ có thể cho trẻ ngâm chân vào nước ấm 5-10 phút, để kích thích đi ngoài dễ dàng.
– Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ 3-5 phút sau khi cho bé bú.
– Xem xét kỹ chế độ ăn để kịp thời điều chỉnh, nên bổ sung nhiều chất xơ, rau củ vào khẩu phần ăn của trẻ, để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện dễ dẫn đến thiếu hụt lợi khuẩn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón thường thấy ở trẻ. Để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, mẹ có thể ưu tiên chọn những loại sữa mát cho bé dùng thêm, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón.