Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh về hô hấp với các triệu chứng sốt kéo dài, ho, sổ mũi, kèm theo thở khò khè,… Nếu cha mẹ chủ quan không cho trẻ đi khám và điều trị, mà tự chăm con ở nhà, sẽ khiến bệnh hô hấp ở trẻ trở nặng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu về cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ khi giao mùa nhé.
Tỷ lệ bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em tăng dần ở mức báo động
Năm 2017, Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc bệnh và có tới 4.000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi. (Theo cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, điểm tin ngày 03/07/2017)
Viêm đường hô hấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em
1. Sử dụng khẩu trang khi ra đường
Các tác nhân trong không khí ô nhiễm như khói bụi, khí độc hại chính là nguyên nhân làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ và mũi xoang như sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
Vì vậy, một trong những biện pháp hiệu quả là để trẻ em mang khẩu trang y tế khi ra đường hoặc nơi đông người. Đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh sẽ làm giảm nhiều yếu tố có hại cho đường hô hấp trên như bụi, hơi nóng, hơi lạnh, khí độc… Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng vì virus có thể lây nhiễm sang người đối diện và xâm nhập qua đường hô hấp.
Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ cơ bản, nếu chỉ dùng khẩu trang sẽ không đủ, vì khẩu trang chỉ hạn chế được một số loại bụi có kích thước lớn, mà không thể ngăn chặn hoàn toàn những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ. Do vậy ngoài đeo khẩu trang khi ra đường, bố mẹ cần phải thực hiện cùng lúc với thói quen xịt rửa, vệ sinh mũi mỗi ngày cho trẻ để tăng cường bảo vệ sức khoẻ mũi xoang.
2. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
- Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước.
- Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi sẽ cần 100 ml nước trên mỗi kg cân nặng cơ thể một ngày (bao gồm cả lượng sữa).
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần 0,6 – 1 lít nước mỗi ngày.
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi cần 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 – 9 tuổi cần 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2 – 2,5 lít mỗi ngày.
3. Thực hiện rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi mỗi ngày để phòng bệnh viêm đường hô hấp
4. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng phòng tránh viêm đường hô hấp
5. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để phòng bệnh viêm đường hô hấp
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
- Nên thường xuyên giặt và thay ga đệm, chăn chiếu cho trẻ.
- Không nên mở cửa sổ vào sáng sớm và đêm khuya vì gió lạnh, gió độc vào phòng có thể khiến trẻ bị viêm họng, sổ mũi, dẫn tới viêm đường hô hấp.
- Nếu sử dụng điều hòa không khí trong phòng trẻ, chú ý không để hơi lạnh của điều hòa chiếu thẳng vào trẻ.
- Nếu nhà có nuôi các con vật thì nên cách ly trẻ ra khỏi khu vực chứa chất thải vệ sinh của động vật vì đó là mầm mống chứa nhiều vi khuẩn có hại.
6. Giữ ấm cho trẻ
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé trong mùa đông bằng các biện pháp: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống đồ nóng, ấm. Đó là cách mẹ giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp.
7. Tiêm văcxin
Ngoài các loại văcxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một số loại mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp.
Văcxin phòng cúm: mỗi năm tiêm một lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng một tháng để khi vào mùa văcxin có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm văcxin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
Văcxin phế cầu: phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.
8. Thăm khám kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
9. Tắm bằng nước ấm
Người bị viêm họng tái phát nhiều lần, người sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa, sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch và ra ngoài.
10. Không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh
Vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp trên có khả năng lây lan rất nhanh, đôi khi chỉ qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết đường hô hấp. Vì thế, nên tránh để trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm, viêm họng cấp hoặc viêm đường hô hấp khác.
Tổng kết
Với những thông tin top10suckhoe.vn chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc tìm giải pháp cho trẻ tăng đề kháng và không bị viêm đường hô hấp trên khi thu đang qua, đông đang sắp đến.