Chữa rối loạn tiền đình tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe được người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nào và chữa bằng cách nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được thông tin hữu ích về cách điều trị rối loạn tiền đình được áp dụng hiệu quả hiện nay.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
2. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:
- Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
- Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
- Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
- Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
- Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động,…
4. Các phương pháp nổi tiếng chữa rối loạn tình đình
Chế độ ăn uống lành mạnh
Người mắc bệnh tiền đình nên sử dụng thường xuyên chế độ ăn uống như sau trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình:
– Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
– Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu lên não.
– Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.
– Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Người mắc rối loạn tiền đình nên áp dụng chế độ sinh hoạt như sau trong cuộc sống của mình:
– Tập thể dục mỗi ngày
– Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột
– Khi nằm ngủ, để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn
– Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
– Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.
– Hạn chế lái xe, trèo cao…
Ngâm chân bằng nước nóng
Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.
Day ấn huyệt
Bạn dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan, tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.
Tự xoa bóp
Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút. Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.
+Xoa trán.
+ Xoa sau gáy.
+Xoa hai ổ mắt.
+Xoa đỉnh đầu.
+Xoa và đánh trống mang tai
Thực hiện bài tập vẩy tay để giảm chóng mặt
Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết và thải độc cơ thể, nhờ đó giảm chóng mặt. Đây cũng là cách điều trị rối loạn tiền đình không thể bỏ qua. Bạn thực hiện theo những động tác dưới đây:
- Khép miệng kín, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên và hai mắt nhìn trước.
- Đứng thẳng người, hai bàn chân rộng bằng vai, 10 đầu ngón chân khép kín và giữ chặt trên mặt sàn. Bạn giữ cho đùi cũng như bắp chân trong trạng thái căng và xương mông thẳng.
- Giơ tay lên trước mặt một góc 30 độ so với người sao cho hai bàn tay của bạn song song với mặt sàn, các ngón tay khum lại và khép kín.
- Thả lỏng tay, vẩy mạnh hai tay ra sau, hợp với thân người một góc 60 độ. Khi vẩy tay, bạn hãy đánh tay thật chặt và làm hết sức mình kết hợp với nhíu hậu môn và thót lên được tính là một lần vẩy tay.
Hãy áp dụng mẹo chữa rối loạn tiền đình này 2 lần 1 ngày vào những lúc bụng no. Khi mới tập, bạn bắt đầu từ mỗi lần vài trăm cái, đến khi quen có thể tăng lên với tần suất 1.800 – 2.000 lần mỗi 30 phút tập. Khi tập, bạn nên chọn những nơi yên tĩnh, giữ cho người thư giãn, thả lỏng cơ thể, tâm hồn thoải mái và đầu óc thư thái.
Thực hiện các món ăn bài thuốc đơn giản chữa rối loạn tiền đình
Đơn giản nhất là bạn chỉ cần lấy óc heo về làm sạch rồi đem hầm kỹ để ăn mỗi ngày. Hoặc hấp óc heo với hành, gừng tươi, rượu vang, tỏi và cho thêm một ít xì dầu đẻ ăn.
Óc heo hấp với lá ngải cứu
Óc heo một bộ, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi.
Rau ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ.
Một ít rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Xếp óc heo và rau ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy khoảng 40 phút. Khi sắp bắc xuống rắc thêm rau diếp cá vào. Ăn nóng.
Óc heo trộn trứng gà
Óc heo một bộ làm sạch, gỡ bỏ các mạch huyết.
Trứng gà: hai quả
Lá húng lũi rửa sạch, thái nhỏ.
Đập trứng gà đánh nhuyễn lẫn với óc heo và rau húng rồi rán lên ăn. Mỗi ngà ăn một bữa trong vòng 10 ngày.
Óc heo, mộc nhĩ đen
Óc heo một bộ, mộc nhĩ đen 15g.
Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào xào trong 30 phút với một thìa dầu thực vật. Cho thêm một chút rượu vang, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc heo vào, chế thêm một bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.
Óc heo, thiên ma, kỷ tử
Óc heo một bộ, thiên ma 10g (thái lát), kỷ tử 15g, óc heo rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thủy cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày.
Hoặc óc heo một bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc heo vào đun chín, nêm nếm thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu không chỉ là loại rau cho món ăn thêm hấp dẫn mà tác dụng của cây ngải cứu còn là vị thảo dược có công dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh tiền đình rối loạn gây ra.
Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, khuynh diệp, lá bưởi.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 1/3 lá khuỵnh diệp, 1/3 rổ lá bưởi tươi kết hợp với 1 bó ngải cứu.
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Tiếp đến cho hỗn hợp vào nồi, đổ thêm nước sau đó đun sôi khoảng 20 phút.
- Sử dụng nước để xông hơi bạn sẽ thấy tâm trí nhẹ nhõm, cơ thể thư giãn, giảm chóng mặt, buồn nôn hiệu quả.
Sử dụng mộc nhĩ trị rối loạn tiền đình
Mộc nhĩ được các bác sĩ Đông y đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc loại bỏ triệu chứng rối loạn tiền đình gây ra. Mẹo trị rối loạn tiền đình bằng mộc nhĩ được tiến hành theo các bước sau:
- Chuẩn bị thịt nạc thăn rửa sạch rồi thái thành lát mỏng vừa ăn.
- Mộc nhĩ đem ngâm cho tới khi nở to mang rửa sạch với nước rồi bỏ thái chỉ.
- Đem hỗn hợp nguyên liệu vào nồi, thêm nước dừa vừa đủ và bắt đầu bật bếp nấu.
- Đun cho tới khi sôi rồi để lửa nhỏ liu riu tầm 5 phút, nêm nếm gia vị vừa đủ cho vừa miệng.
- Người bệnh thực hiện ăn đều đặn trong vòng 1 tháng sẽ cảm nhận được một số hoa mắt, chóng mặt ở dạng nhẹ.
Dùng lá đinh lăng
Đinh lăng nổi tiếng là vị thuốc quen thuộc trong Đông y có tác dụng dưỡng não, an thần, lưu thông khí huyết. Bởi vậy mà loại thảo dược này có thể sử dụng để chữa rối loạn tiền đình tại nhà. Các bước thực hiện:
- Nguyên liệu chuẩn bị cần có: lá đinh lăng rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ sâu bệnh, mạt bụi. Sườn non chặt miếng vừa ăn rồi luộc để bỏ tạp chất bẩn.
- Ướp sườn cùng gia vị: mắm, tiêu, muối, hành khô, hành lá khoảng 15 phút.
- Bắt đầu cho sườn vào nồi sau đó ninh nhừ. Chú ý khi sôi bạn nên vớt hết bọt ra. Để lửa nhỏ cho tới khi sườn nhừ, chín mềm mới cho lá đinh lăng vào.
- Đun sôi khoảng từ 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp thưởng thức.
Món ăn này vừa thơm ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe não bộ, giúp hệ thống tiền đình được ổn định.
Ngoài sử dụng độc vị cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình, để đạt được hiệu quả tốt hơn bạn nên thử kết hợp đinh lăng cùng một số dược liệu quý khác.
Tổng kết
Kiên trì áp dụng các biện pháp chữa trị trên do top10suckhoe.vn tổng hợp tại nhà, đảm bảo bạn sẽ đẩy lui được chứng rối loạn tiền đình. Mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất.