Top 10 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ


Sức khỏe làn da của trẻ em là một trong những ưu tiên chăm sóc sức khỏe hàng đầu của nhiều người mẹ. Việc nhận biết các bệnh da liễu ở trẻ em sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả cho từng chứng bệnh. Vậy hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu Top 10 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ ngay sau đây nhé.

1. Bệnh da liễu – Chốc lở

Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra khi chúng ta vệ sinh không sạch sẽ hoặc sai cách. Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra, người bệnh xuất hiện mụn nước hình tròn và dẹt ở má sau đó lan ra cằm, trán. Sau một thời gian từ 2 đến 3 giờ các nút mụn này sẽ đục dần và mưng mủ rồi vỡ ra đóng vảy màu vàng. Khi vảy chốc ra sẽ để lại thâm và khá lâu mới mờ sẹo. Đặc biệt nếu để nút dịch bị nhiễm trùng có thể gây sốt, và sẹo khá sâu, lâu lành.

Bệnh có thể chuyển biến nặng nếu để ý và không kịp thời điều trị cho trẻ, dẫn đến bệnh viêm cầu thận. Tầm 2 tuần từ khi xuất hiện. biểu hiện là phù mặt, đi tiểu ít, tăng huyết áp,…

Vùng da bị tổn thương do chốc lở gây ra

Cách điều trị:

  • Đưa trẻ đi khám ở bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp kịp thời điều trị
  • Vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh bằng nước ấm, và lau khô ngay.
  • Dùng khăn và đồ dùng vệ sinh loại 1 lần rồi bỏ, hoặc giặt sạch và luộc chín đồ sau khi vệ sinh vết thương, phơi khô
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, tránh lây lan, nhiễm trùng.

2. Bệnh da liễu – Rôm sảy

Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến mà hầu hết các trẻ em đều mắc phải. Vào những ngày trời nắng nóng, oi bức, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi và vệ sinh không kịp thời sẽ rất dễ làm tuyết mồ hôi bị tắc, bít. Da nổi những đám sần nhỏ màu hồng, có khi mọc khắp cơ thể và dày đặc. Đặc biệt xuất hiện những vị trí mồ hôi bị ứ đọng như cổ, mặt, những nơi có nếp gấp, nách,…Bện không quá nghiêm trọng nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Cách chăm sóc và điều trị:

  • Cho trẻ ở những nơi thoáng mát, gió lưu thông, nhiệt độ phòng không quá cao.
  • Trẻ cần được uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả
  • Không nên mặc đồ quá nhiều, nên mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi
  • Tắm trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô, để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

3. Bệnh da liễu – Mụn nhọt

Bệnh do vi khuẩn gây ra, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ và ăn ít rau, uống ít nước, nhiều đồ ngọt. Viêm nang lông và những vùng lân cận, xuất hiện những vết sưng đỏ, sau một thời gian sẽ thấy nóng lên, cứng hơn và dây đau nhức cho trẻ. Các nốt mụn sẽ nhanh chóng vỡ ra và khô lại.

Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh về da này:

  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • Nếu bệnh nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhẹ vào vùng nổi nhọt ở và che kín bằng một miếng gạc băng bó
  • Tránh làm vỡ nhọt vì dễ bị bị nhiễm trùng gây đau rát.

4. Bệnh da liễu – Viêm da do tã lót

Bệnh thường xảy ra với các trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, đặc biệt với trẻ bị béo phì và trẻ em gái. Triệu chứng của bệnh: nóng đỏ, đau rát các vùng quấn tã như bụng dưới, đùi, mông. Vùng da này bị bỏng, đỏ, tiết dịch sau đó đóng vảy. Nếu điều trị không kịp thời bệnh sẽ lan sang các vùng lân cận, xuất hiện các vết xước, giảm sắc tố, nặng hơn sẽ khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ

Để chống hăm cho bé, ngoài việc chọn tã loại tốt, cha mẹ còn phải sử dụng đúng cách. Mùa hè nên hạn chế dùng bỉm cho bé, nếu phải dùng thì nên thay thường xuyên hoặc thay ngay sau khi bé đại tiện. Khi thay, nên rửa vùng mặc tã bằng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh, sau đó thấm nước, để một lát cho khô rồi mới đóng bỉm mới.

5. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và bùng phát thành dịch bệnh diện rộng. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là các mụn nước mọc ở đầu, mặt và toàn thân.Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tuần.

Triệu chứng:

  • Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong.
  • Thủy đậu rất dễ lây lan từ dịch mủ
  • Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Thủy đậu là 1 căn bệnh về da mà trẻ nhỏ thường gặp. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay tỉ lệ trẻ nhỏ mắc thủy đậu càng ngày càng ít vì đã có vaccine phòng ngừa. Tất cả trẻ em trên 12 tháng đều được khuyên và nhắc nhở tiêm phòng thủy đậu.

Lưu ý: Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

6. Chàm ở trẻ em (eczema)

Biểu hiện: Nổi đỏ thành từng mảng, khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ đỏ hơn, ứa nước, nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xả phòng, bột giặt, nước hoa.

Cách chăm sóc và điều trị:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho con 2-3 lần một ngày, nhất là sau khi tắm, ngay cả khi bé chưa mắc bệnh eczema.
  • Nên cho bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát, gây kích ứng da.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm trong cơ thể
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi, dễ làm trầy xước da.
  • Nên cho đi khám bác sĩ để hạn chế cảm giác ngứa ngáy, điều trị sớm.

7. Bệnh Tay – Chân – Miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm.

Biểu hiện:

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

– Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

– Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

– Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, loét miệng, rộp da, mụn lở.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.

8. Mụn cóc

Là loại bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Các mụn cóc xuất hiện khi loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính có bề mặt sần sùi.

Nguyên nhân:

  • Trẻ có thói quen đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm.
  • Môi trường sống không sạch sẽ
  • Dùng chung dụng cụ cá nhân với người mắc bệnh

Cách điều trị:

  • Giữ vệ sinh nhà cửa và cá nhân sạch sẽ
  • Tới gặp bác sĩ da liễu

9. Nổi mề đay

Mề đay: là bệnh thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khi tiếp xúc với các mầm bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm.

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như: dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,….

Tuy bệnh mày đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,… người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.

10. Phát ban

Phát ban trên da (nổi mẩn ngứa) : là những mảng hoặc chấm da đổi màu – thường màu đỏ – mới xuất hiện khi có hiện tượng viêm da do dị ứng hoặc các bệnh nhiễm trùng. Ban da thường nổi cấp tính. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban da là ngứa và nổi bóng nước.

Triệu chứng:

  • Ngứa
  • Những mảng da dày, tăng sừng hoặc tróc vảy khô
  • Hồng ban bóng nước
  • Viêm da do nhiễm trùng

11. Một số cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị bệnh da liễu đúng cách

  • Cho trẻ ăn nhiều loại trái cây và rau củ. Khi con bắt đầu ăn dặm, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm nguyên chất hoặc các loại thực phẩm nguyên chất được nghiền nhuyễn bao gồm các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Đặc biệt chuối và măng tây là những rau củ tự nhiên rất giàu prebiotic, tốt cho sức đề kháng của trẻ.

Đọc thêm bài viết: Thực đơn dinh dưỡng tăng chiều cao cho bé

  • Tăng sức đề kháng cho trẻ. Tiêm vắc – xin, cho trẻ bú suốt 2 năm đầu đời, bổ sung HMO.
  • Để trẻ được chơi đùa ngoài trời. Hãy khuyến khích trẻ chơi và khám phá thế giới bên ngoài, điều này có thể giúp bé tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, từ đó giúp hệ miễn dịch được tập luyện nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn hay khi trẻ bị ốm.
  • Vệ sinh sạch sẽ: phải thường xuyên thay tã lau chui vệ sinh để tránh các bệnh ngoài da. Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hằng ngày.
Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ

Tổng kết

Các bệnh da liễu của trẻ không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể gây khó chịu. Các bậc cha mẹ hãy trang bị các kiến thức cần thiết để chăm sóc con tốt nhất.Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ

.
.
.
.