Bạn đang lo lắng không biết sau khi niềng răng cần bổ sung những thực phẩm nào để không bị sụt cân, hóp má? Món ăn cho người niềng răng an tâm để tránh bị mắc răng làm hỏng niềng. Yên tâm, bài viết dưới đây sẽ bật mí tất tần tật top các món ăn cho người niềng răng khỏi lo ngại. Hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Vì sao cần chú ý lựa chọn món ăn cho người niềng răng
Sau khi niềng răng, do các bộ phận trong miệng tiếp xúc như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” mắc cài và dây cung sẽ khiến vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp…
Ngoài ra, một nguyên nhân gây đau nhức khác sau khi niềng răng có thể là do dây cung tác động lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung, có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ.
Tuy nhiên chỉ sau một vài tuần, khi đã quen dần sẽ thấy đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn. Tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sau khi niềng răng sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng răng nhưng không hề trải qua tình trạng đau nhức này.
Sau khi niềng răng, răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều do mắc cài và dây cung bác sĩ nha khoa gắn ở răng để co kéo, điều chỉnh răng về vị trí đúng. Vì vậy không chỉ quan tâm việc vệ sinh răng miệng mà việc ăn uống cũng rất cần chú ý để tránh làm tổn thương cũng như gây đau đớn.
2. Cách vệ sinh răng miệng đúng cách dành cho người niềng răng
Ngoài chuyện ăn uống, vệ sinh răng miệng như thế nào cũng là vấn đề được nhiều bạn qua tâm. Với hàng răng sắt gắn trên răng, chắc hẳn việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, bạn nên chú ý hơn để tránh mắc các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu nhé.
- Bạn nên vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 – 3 lần mỗi ngày
- Bạn nên chọn những bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng (bạn có thể mua tại nha khoa) để có thể làm sạch các mảng thức ăn bám trên răng.
- Đánh răng đúng cách theo sự hướng dẫn của Bác sĩ, dùng bàn chải làm sạch mặt ngoài của răng, xoay tròn từ trên xuống để làm sạch thức ăn còn sót lại.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để hỗ trợ loại bỏ dư cặn vướng lại, rửa trôi những mảng bám và mắc cài.
3. Top 10 các món ăn cho người niềng răng khỏi lo ngại
1. Món ăn cho người niềng răng – Cháo dinh dưỡng
2. Món ăn cho người niềng răng – Cơm mềm
3. Món ăn cho người niềng răngCác chế phẩm từ sữa
4. Món ăn cho người niềng răng – Các món ăn được làm từ trứng
Trong trứng chứa nhiều vitamin D, protein,… là dưỡng chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, thành phần Fluor và axit amin trong quả trứng còn có khả năng ngấm sâu vào men răng, giúp răng miệng chắc khỏe hơn. Đây quả thực là món ăn cho người niềng răng nào cũng có thể dễ dàng làm được.
Các sản phẩm làm từ trứng như: bánh flan, bánh trứng, bánh bông lan, trứng rán luộc, salad trứng,.. cũng khá mềm và dễ ăn nhai. Mặc dù trứng tốt cho người niềng răng, nhưng để đảm bảo sức khỏe bạn không nên ăn nhiều hơn 2 lòng đỏ trứng trong 1 ngày và không quá 3 lòng đỏ trong 1 tuần.
5. Món ăn cho người niềng răng – Thức ăn nấu chín mềm, đồ hầm
Khi mới chỉnh nha, người bệnh thường có xu hướng ăn các món ăn lỏng dễ nuốt để không phải hoạt động cơ hàm nhiều. Nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể, tránh tình trạng giảm cân hay suy nhược cơ thể trong quá trình niềng răng. Vì vậy, thức ăn nấu chín mềm, đồ hầm chính là món ăn cho người niềng răng mà các bạn đang tìm hiểu về chế độ ăn cho người niêng răng cần biết.
6. Món ăn cho người niềng răng – Bổ sung các loại rau xanh, củ quả
Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi giúp bổ sung chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu răng bạn bị đau nhức, có thể ép thực phẩm này để chế biến thành các loại đồ uống như: sinh tố bơ, sinh tố xoài hay các loại nước ép cam, nước ép ổi, cà rốt, cà chua, cần tây,…
Những loại thực phẩm trên đây chỉ cần được chế biến hoặc dùng trực tiếp rất đơn giản. Bạn có thể đưa chúng vào chế độ ăn hàng ngày để làm giảm sức nhai của hàm răng hay hạn chế các tác động không tốt đến dây cung, mắc cài. Khi răng đã giảm đau nhức khó chịu và ổn định, lúc này bạn có thể ăn uống với thực đơn như hàng ngày nhưng cũng nên tránh đồ ăn có hại cho răng miệng.
7. Cháo sinh thạch cao
Món ăn cho người đau răng tiếp đến chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính cháo sinh thạch cao. Loại cháo này có khả năng trị vị nhiệt, các bệnh như ho, đau đầu, cảm mạo và đặc biệt là đau răng cực kỳ hiệu quả. Công thức nấu ăn cũng cực kỳ đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo những hướng dẫn cụ thể sau đây.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 60g – 90g thạch cao sống, 100g gạo lức.
- Khi bắt đầu hay cho gạo đã vo sạch và thạch cao vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo.
- Thường xuyên canh chừng và đợi đến khi cháo chín mới bỏ thạch cao vào.
- Khi ăn nên cho đường trắng vào để dễ dùng.
- Chỉ cần ăn 2 lần trong ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Cháo sinh thạch cao
8. Bì lợn nấu táo tàu
Một trong những loại món ăn cho người đau răng vừa ngon lại vừa bổ dưỡng khác chính là bì lợn nấu táo tàu. Quá trình thực hiện tuy hơi mất thời gian nhưng đây lại là loại thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe của bạn. Bì lợn nấu táo tàu không chỉ có lợi có dưỡng huyết cầm máu, trị chảy máu chân răng hiệu quả mà còn giúp cải thiện tình trạng răng đau nhức rất tốt.
Cách thức thực hiện:
- Tiến hành chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bao gồm: 500g bì lợn, 250g táo tàu, 250g đường phèn.
- Sau đó tiến hành làm sạch bì lợn và thái/cắt miếng.
- Tiếp đến cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ.
- Đem táo rửa sạch bag luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ.
- Sau khi táo đã chín, đem nhập cả 2 nguyên liệu vào nhau đun tiếp.
- Kiểm tra, nếu thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào trộn đều.
- Sau đó bạn đã có thể hoàn thành các công đoạn nấu ăn. Trực tiếp chia bì lợn nấu táo tàu ăn 2 – 3 lần trong ngày.
Bì lợn nấu táo tàu
9. Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc
Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc cũng là món ăn cho người niềng răng rất tốt. Theo như các chuyên gia, thực phẩm này góp phần trị thận âm suy tổn và khắc phục hiệu quả tình trạng hỏa hư bốc lên làm răng lợi chảy máu. Vậy nên, khi bạn bị đau răng hãy nhanh chóng bổ sung loại thực phẩm này cho cơ thể.
Cách thức thực hiện:
- Chuẩn bị 15g hà thủ ô. 3g vỏ áo lạc nhân, 60g gạo lức.
- Tiến hành cho hà thủ ô vào nước ngâm mềm.
- Đêm hà thủ ô vừa ngâm ninh/hầm lấy nước thuốc.
- Trực tiếp đổ gạo và vỏ áo lạc nhân vào, sau đó thêm nước vừa đủ để nấu cháo.
- Chỉ cần ăn liên tục trong khoảng từ 4 – 5 ngày bạn sẽ cảm thấy cơn đau giảm thiểu rõ rệt.
Cháo hà thủ ô
10. Cháo dạ dày lợn, củ cải
Một trong số những món ăn cho người đau răng dễ nấu nhất chính là cháo dạ dày lợn nấu với củ cải. Có thể nói thực phẩm này giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cực kỳ tốt. Hơn nữa còn không làm gia tăng mức độ đau răng. Công dụng của món ăn cho người đau răng này cực kỳ rõ rệt. Vừa giúp bổ hư, ích khí, vừa trị đau răng lợi hiệu quả.
Cách thức thực hiện:
- Chuẩn bị 100g dạ dày lợn chín, 100g củ cải trắng, 10g hành củ, 5g gừng sống, 100g gạo lức, gia vị vừa đủ.
- Đầu tiên, cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín.
- Tiếp đến, lần lượt nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn nhất.
- Đổ phần dạ dày lợn và củ cải vừa xào ra tô hoặc chén.
- Sau đó cho gạo đã vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo.
- Khi cháo chín múc vào bát củ cải và dạ dày lợn trộn đều.
- Trực tiếp sử dụng món ăn cho người đau răng này 2 lần/ngày.
4. Niềng răng không nên ăn gì?
Đối với những người đang niềng răng, việc ăn uống cần phải cẩn thận và hoạt động ăn nhai cũng gặp khó khăn hơn so bình thường. Nếu muốn có một kết quả chỉnh nha hài lòng nhất, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ bạn cũng cần loại bỏ một số thực phẩm dưới đây ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Đồ ăn dẻo, dai
Các loại kẹo cao su, kẹo gummy hay đồ ăn như pizza, bánh nếp, bánh dày,… là những thực phẩm đầu tiên bạn cần phải đưa vào danh sách không ăn khi niềng răng. Bởi chúng khiến cơ hàm của bạn phải hoạt động rất nhiều mới nghiền nát được và gây vướng dính trên mắc cài khó vệ sinh.
Món ăn giòn, cứng
Những món ăn khá cứng, khó nhai và không tốt cho hàm răng như: Xương, thịt sụn, bắp ngô, đùi gà, quả ổi, kẹo cứng,… đều là thực phẩm mà bạn nên tránh khi đang đeo niềng. Vì vậy, đây không phải món ăn cho người niềng răng.
Khi ăn những đồ ăn cứng hàm răng của bạn phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn. Trong khi đó cấu trúc răng trong quá trình niềng răng đang dịch chuyển, việc này sẽ dễ gây ra các tác động xấu ngoài vùng kiểm soát của vùng xương hàm, làm cho dây cung bị đứt hoặc mắc cài bị bong ra.
Các món ăn quá nóng hoặc lạnh
Các món ăn cho người niềng răng như: kem, các đồ uống lạnh, lẩu,… Vì khi niềng, răng bạn khá yếu nếu tiếp xúc với những đồ ăn này dễ gây buốt răng, ê ẩm và ảnh hưởng tới lực kéo răng.
Tổng kết