Top 10 lợi ích của lá tía tô


Rate this post

Lá tía tô là một loại lá rất phổ biến ở nước ta. Tía tô vừa dùng làm rau gia vị trong nấu ăn, vừa dùng để chữa một số chứng bệnh. Ngoài ra, nó còn có công dụng làm đẹp da. Vậy cụ thể ăn lá tía tô có tác dụng gì, lá tía tô chữa được bệnh gì? Cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của lá tía tô nhé.

Cây tía tô hay còn được gọi cây tô ngạnh, cây tử tô, tô diệp. Đây là một loại cây được sử dụng làm rau ăn sống rất ngon, là gia vị rất phổ biến tại nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

Ngoài việc được sử dụng trong ẩm thực, cây tía tô còn giúp giải quyết một số vấn đề về da và được sử dụng phổ biến để chữa bệnh. Cây tía tô có vị cay nhẹ và tính ấm. Trong Đông y, người ta chủ yếu sử dụng hạt tía tô và cành lá tía tô để làm thuốc.

Lá tía tô chữa được bệnh gì? Một số tác dụng nổi bật của cây tía tô là giải cảm, giải độc, trị mề đay mẩn ngứa, chống viêm và dị ứng, chữa bệnh gout, bệnh phong hàn, chữa chứng nôn mửa, ngộ độc khi ăn hải sản. Ngoài ra, hạt tía tô được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như ho, hen suyễn, giúp tiêu đờm và chống tê thấp; làm đẹp da… Công dụng cụ thể và cách sử dụng đi kèm sẽ được giới thiệu cụ thể ở phần sau.

Các lợi ích của lá tía tô

Bạn có thể dùng lá tía tô ăn trực tiếp như một loại rau thơm trong bữa ăn hàng ngày, hoặc làm rau gia vị nấu nướng trong một số món ăn như món ốc chuối đậu, trứng cuộn lá tía tô… Bạn cũng có thể uống nước lá tía tô giúp giải độc, dùng lá tía tô xông hơi khi bị cảm. Ngoài ra, với tác dụng làm đẹp da, đắp mặt nạ bằng tía tô cũng là một cách rất phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn cách sử dụng lá tía tô phổ biến dựa trên từng công dụng.

1. Chữa cảm mạo, phong hàn

Tía tô là vị thuốc đầu tiên được rất nhiều người nghĩ đến khi bị cảm lạnh. Công dụng của lá tía tô trong trị cảm mạo là giúp cơ thể toát mồ hôi và phục hồi nhanh chóng. Cách sử dụng lá tía tô chữa cảm mạo rất đơn giản: Bạn nấu cháo rồi cho tía tô vào ăn cùng khi còn nóng, hoặc lấy lá tía tô đun nước uống. Người bị cảm mạo cũng có thể dùng tía tô để ngâm chân. Điều này cũng sẽ góp phần giúp làm giảm triệu chứng cảm mạo một cách rõ rệt.

Cách sử dụng lá tía tô để chữa cảm mạo

2. Lợi ích của lá tía tô – Chữa bệnh Gout

Trong lá tía tô có chứa một số thành phần có thể ức chế được các acid uric, do đó làm giảm các triệu chứng của bệnh Gout một cách hiệu quả. Người bị Gout có thể ăn trực tiếp lá tía tô sống trong các bữa ăn hàng ngày, hoặc uống nước lá tía tô để cải thiện tình trạng bệnh.

3. Lợi ích của lá tía tô – Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Sử dụng nước uống từ lá tía tô có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp làm liền các vết loét dạ dày khá hiệu quả. Với công dụng này, bạn chỉ cần lấy lá tía tô rồi đun với nước, uống nóng trong ngày.

4. Tía tô trị mẩn ngứa, mề đay, chống viêm và dị ứng

Trong lá tía tô có chứa một số chất như acid rosmarinic, luteolin… có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm và dị ứng. Người hay bị mẩn ngứa, dị ứng nên dùng tía tô để ăn sống hoặc sắc nước uống thường xuyên: Bạn giã một nắm lá tía tô rồi chắt lấy nước cốt. Nước cốt dùng để uống, còn bã thì lấy đắp lên các vùng bị mẩn ngứa. Khi da khô lại thì đi rửa sạch với nước ấm.

5. Lợi ích của lá tía tô –  Trị hen suyễn

Một trong những công dụng của lá tía tô là trị bệnh hen suyễn khá hiệu quả. Cách trị hen suyễn bằng tía tô như sau: Lấy khoảng 20g hạt tía tô tán thành bột, sau đó hòa với nước. Nước này có thể uống trực tiếp hoặc dùng để nấu cháo ăn. Đây là cách trị hen suyễn an toàn, lành tính. Ai có bệnh nên sử dụng bài thuốc này để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

6. Lợi ích của lá tía tô – Chữa sưng vú

Bạn đun lá tía tô với nước để làm nước uống. Phần bã thừa đem đắp vào vú có thể chữa chứng sưng vú hiệu quả.

7. Lợi ích của lá tía tô – Tác dụng làm đẹp da

Đắp mặt nạ bằng lá tía tô có tốt không? Tác dụng của lá tía tô với da đã được rất nhiều người kiểm chứng. Làm trắng da bằng cách tắm nước lá tía tô cũng là phương pháp được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Để làm đẹp da bằng lá tía tô, bạn có thể đun nước lá tắm, hoặc pha nước uống hàng ngày, đắp mặt, hoặc cũng có thể xông hơi.

  • Dùng để đắp mặt: Giã nhuyễn lá tía tô rồi trộn với sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp này lên mặt trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Đây là cách giúp trị nám da bằng lá tía tô, làm mờ dần các nốt tàn nhang.
  • Dùng cho tắm toàn thân: Nấu lá tía tô với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Phần bã thì để chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn, da sẽ trở nên mịn màng và sáng hơn rất nhiều.
  • Uống nước: Đem lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày. Cách này giúp tăng độ ẩm cho da, làm da trắng mịn hơn và giảm lão hóa.
  • Ngoài ra, bạn có thể đun sôi hỗn hợp lá tía tô với gừng, sả, cuối cùng cho thêm một chút muối biển. Xông mặt bằng hỗn hợp này 1 – 2 lần một tuần sẽ giúp da bạn được thải độc, lỗ chân lông thông thoáng, da trở nên mịn màng hơn.

8. Lá tía tô ngăn ngừa bệnh tim

Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng dầu tía tô thay cho dầu đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ hình thành huyết khối (ngăn ngừa đau tim và đột quỵ) hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hạt tía tô giàu omega-3 và chất chống oxy hóa có tính năng làm giảm cholesterol LDL, thủ phạm chính gây ra chứng xơ vữa động mạch.

9. Lợi ích của lá tía tô – Tía tô chữa ho, tức thở

Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, có tác dụng làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm, lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho… rất tốt.

Cách làm: Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống. Uống liên tục 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hoặc dùng lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.

10. Lợi ích của lá tía tô – Chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cua cá

Tía tô có tác dụng chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cua cá. Hãy ghi nhớ điều này bởi trong số chúng ta có khá nhiều người khi ăn cua cá, đồ hải sản sẽ bị ngộ độc, dị ứng do cơ địa không đáp ứng. Vì vậy mỗi khi mình hay người thân bị ngộ độc do nguyên nhân trên hãy nghĩ ngay đến tía tô bạn nhé.

Cách làm: Lấy nắm lá tía tô tươi giã lấy nước cốt để uống, hoặc pha một ly bột tía tô rồi uống nóng. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.

Tổng kết 

Như vậy, lợi ích của lá tía tô đối với sức khỏe và làn da là không thể phủ nhận. Chỉ với một loại cây vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nếu biết đến và sử dụng đúng cách sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả không ngờ. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe một cách lành mạnh và hiệu quả. Ghé thăm Top10suckhoe.vn thường xuyên để được chia sẻ thêm nhiều bài viết hữu ích về sức khỏe, làm đẹp cũng như đặt mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cho cả gia đình bạn nhé!

 

.
.
.
.