Bật mí tác hại của cao răng khi lâu ngày không lấy


Cao răng thường đóng thành từng lớp ở bề mặt răng gần nướu, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Trong nhiều trường hợp có thể thấy cao răng bị đen. Nên vệ sinh răng miệng để phòng tránh những tác hại của cao răng mang đến. Cụ thể hơn, hãy cùng top10suckhoe.vn  tìm hiểu về những tác hại của cao răng và mảng bám chân răng trong bài viết dưới đây.

Cao răng là gì?

Cao răng, hay còn gọi là vôi răng, là các mảng bám hay mảng vi khuẩn bị vôi hóa, cứng lại và bám chắc ở mép lợi hoặc bề mặt của răng. Chúng thường có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, màu vàng sẽ đậm hơn ở những người thường xuyên hút thuốc lá.

Tình trạng như đã được nêu ở trên được gọi là cao răng thường. Khi vùng có cao thường bị viêm lợi, dịch viêm sẽ được tiết ra tại lợi ở vùng đó kèm theo chảy máu, máu này ngấm vào cao bám chân răng và có thể tạo thành màu nâu đỏ, khi đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Tác hại của cao răng

  • Tác hại của cao răng là bám trên răng gây cản trở cho việc vệ sinh răng miệng, dễ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
  • Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm hỏng men răng, dẫn đến sâu răng
  • Độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng trong kẽ răng có thể gây ra viêm. Nếu để lâu, vôi răng có thể phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng và có thể làm rụng răng. Vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu… Nếu không được theo dõi loại bỏ và vệ sinh đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, mô nha bị suy yếu, đẩy lợi tụt xuống,  không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là rụng mất răng.
  • Bệnh nha chu còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, đái tháo thường… ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể
  • Tác hại của cao răng không những đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của những chiếc răng. Vì cao răng xốp nên nó sẽ dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt và thuận lợi cho cao răng hình thành.
  • Viêm lợi và các bệnh về nướu cũng là một trong những tác hại của cao răng.

Các mảng bám chân răng là nơi tích tụ vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch sẽ và lấy cao bám chân răng thường xuyên, vi khuẩn tại đó sẽ gây nên bệnh viêm lợi và viêm quanh răng. Có nghĩa là vôi răng không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh lý về răng miệng, nhưng nó là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên các bệnh liên quan.

Viêm lợi là bệnh phổ biến mà do cao tích tụ vi khuẩn lâu ngày gây ra, khiến lợi bị sưng, tấy đỏ và chảy máu. Bạn cần lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ tình trạng này.

Nếu không thực hiện vệ sinh tốt, tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến viêm nha chu. Các mô nha chu bị suy yếu nên không thể nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm, khiến răng bị lung lay, đau nhức, có thể bị rụng răng.

Ngoài ra, các bệnh nguy hiểm hơn có thể xảy ra do vi khuẩn ở các mảng bám răng gây nên như viêm tủy ngược dòng, các bệnh ở niêm mạc miệng như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng, hay lở miệng.

Làm thế nào để không bị cao răng, tránh những tác hại của cao răng mạng lại?

 

Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng tránh bị cao răng trong đó hãy nhớ:

  • Chải răng đúng cách cùng với việc sử dụng các loại kem đánh răng có chứa flour
  • Khi những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở các vùng kẽ răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn, tránh việc để tích tụ các mảng bám
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá có khả năng cao bị cao răng, do đó những ai có thói quen hút thuốc nên từ bỏ để tránh bị cao răng.
  • Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày.

  • Dùng bàn chải thích hợp, có thể dùng bàn chải điện với những đặc điểm ưu việt trong vệ sinh răng miệng.

  • Nên dùng các loại nước muối, nước súc miệng để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn.

  • Thường xuyên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, tránh để việc tích tụ mảng bám và vi khuẩn xảy ra.

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường và bột, nên uống nhiều nước.

Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Lấy vôi răng giúp bạn có một nụ cười tự tin và rạng rỡ hơn

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt của nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy vôi răng nhiều lần có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng. Cụ thể:

  • Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng hình thành ít nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
  • Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa, thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.

Khi nào nên lấy cao răng và thực hiện ở đâu?

Do tác hại không hề nhỏ, vậy nên việc lấy cao răng là là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc răng miệng. Nếu bạn thấy cao tích tụ lâu, bạn nên đến bệnh viện hoặc bác sĩ nha khoa để lấy cao sớm nhất.

Các bác sĩ răng hàm mặt đã đưa ra lời khuyên là nên đến nha sĩ lấy các mảng bám chân răng và khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để có tình trạng tốt nhất. Bạn nên lưu ý rằng không nên đợi có cao xuất hiện trên răng rồi mới đi lấy, vì khi nó hình thành thì đã gây ra tổn thương nhất định và để lại hậu quả. Ngoài việc lấy vôi răng, các nha sĩ cũng sẽ phát hiện các bệnh lý khác về răng miệng, giúp bạn điều trị kịp thời trước khi có các hậu quả không đáng có.

Kỹ thuật lấy cao răng nếu thực hiện đúng sẽ không gây đau mà còn giúp bạn bảo vệ hàm răng khỏe mạnh.

Tổng kết

Tóm lại, tác hại của cao răng là rất nhiều, nó tác nhân gây ra các bệnh răng miệng, khiến chúng ra mất tự tin trong giao tiếp và hoạt động sinh hoạt. Việc lấy mảng bám chân răng và khám răng miệng định kỳ là rất cần thiết, giúp việc chăm sóc răng miệng được hiệu quả hơn. Bài viết này đã chỉ ra điều đó, hy vọng sẽ giúp bạn có quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Nguồn : tổng hợp

.
.
.
.