Bột ngọt hay các gia vị khác vẫn thường được sử dụng phổ biến trong nấu ăn vì chúng giúp món ăn thêm ngon và đậm đà hơn. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ lo lắng việc sử dụng bột ngọt và tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ. Vậy bột ngọt liệu có hại như mọi người vẫn nghĩ? Cùng tìm hiểu quả bài biết tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ dưới đây. Hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Bột ngọt (mì chính) là gì?
Bột ngọt (mì chính) có tên khoa học là Mono Sodium Glutamate (MSG) là một muối Natri của axit glutamic, một amino axit không cần thiết trong tự nhiên. Bột ngọt (mì chính) được dùng làm phụ gia thực phẩm và nổi tiếng với khả năng làm tăng hương vị món ăn.
Nguồn gốc của bột ngọt (mì chính)
Cách đây khoảng 1.500 năm, các đầu bếp Nhật Bản đã biết cách tăng hương vị món soup bằng cách cho thêm tảo biển vào nồi. Năm 1908, GS Kikunae Ikeda, Đại học Hoàng gia Tokyo (Nhật Bản) đã khám phá ra chất tạo nên vị ngọt như thịt, vị umami (có nghĩa là “vị ngon”) của tảo biển chính là natri glutamat. Chất chiết suất từ tảo biển này được bắt đầu sản xuất rộng rãi trên quy mô thương mại vào năm 1909.
Từ lúc xuất hiện đến nay, tác dụng của bột ngọt (mì chính) là làm cho món ăn ngon hơn. Nhờ khả năng giữ nguyên hương vị tự nhiên của nguyên liệu và làm hài hòa hương vị tổng thể của món ăn. Chính vì vậy, nhiều người đã “nghiện” bột ngọt (mì chính) như một thứ gia vị không thể thiếu trong bất kỳ một món ăn nào.
Tuy Nhật Bản là cái nôi của bột ngọt và là nước hàng đầu về sản xuất bột ngọt (mì chính) nhưng dân Nhật xài rất ít bột ngọt hoặc thậm chí có nhiều người không dùng. Có lẽ họ sợ, họ biết tác hại của bột ngọt (mì chính) nên ít dùng hoặc dùng rất hạn chế?
Bột ngọt (mì chính) được làm từ đâu?
Hiện nay, bột ngọt (mì chính) được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên khác nhau như ngô, mía, sắn, củ cải đường… bằng phương pháp lên men tự nhiên.
Mía và sắn sẽ được xử lý chủ yếu bằng phương pháp sinh học (enzym) tạo thành dung dịch đường. Sau đó, dung dịch đường sẽ được thanh trùng và bổ sung vi sinh vật cùng các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất.
Quá trình lên men diễn ra và sản phẩm thu được chính là glutamate – thành phần chính của bột ngọt (mì chính). Glutamate sẽ được trung hòa bởi Na2CO3 (soda) hoặc NaOH để tạo thành muối natri của glutamate, tức dung dịch bột ngọt. Sau khi được lọc màu, dung dịch bột ngọt sẽ được kết tinh thành hạt để đóng gói.
10 tác hại của bột ngọt
Ăn nhiều bột ngọt gây nhức đầu
Sử dụng nhiều bột ngọt trong các món ăn, lâu ngày sẽ dẫn đến các cơn đau đầu vì bột ngọt sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng với tác dụng phụ. Biểu hiện đau đầu xảy ra sau khi ăn khoảng 15 đến 30 phút.
Bột ngọt gây nên chứng đau nửa đầu
Bột ngọt là yếu tố chính có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở trẻ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ dùng quá nhiều bột ngọt, vấn đề đau nửa đầu dễ xảy ra đối với trẻ. Đây là một phần tác hại của bột ngọt ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Bột ngọt ảnh hưởng đến bộ não của trẻ
Điều nguye hiểm được nhắc về bột ngọt là việc có thể gây teo não, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Gây lú lẫn nếu ăn với hàm lượng không kiểm soát lâu dài. Tiến sĩ Russell Blaylock, nhà giải phẫu thần kinh cho biết, bột ngọt có khả năng gây tổn thương các tế bào não ở nhiều mức độ khác nhau.
Theo thông tin từ Tiêu dùng, loại phụ gia này được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin. Đây là tên gọi của nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh. Các excitotoxin thường gây kích thích lớn tới sự dẫn truyền thần kinh trong não. Điều này có thể dẫn đến giết chết các tế bào thần kinh.
Tác hại của bột ngọt dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ
Một số nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia. Kết luận rằng việc dùng bột ngọt thường xuyên có thể gây ra vấn đề béo phì ở trẻ.
Ăn nhiều bột ngọt gây các bệnh tim mạch
Bột ngọt có tác dụng kích thích vị giác tăng cảm giác ngon miệng, với những người dị ứng bột ngọt nếu ăn phải món ăn chứa nhiều bột ngọt sẽ dẫn tình trạng tim đập nhanh và có cảm giác đau lồng ngực.
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, rất nguy hiểm đến sức khoẻ.
Ăn nhiều bột ngọt gây hen suyễn
Với những người có sức khoẻ yếu hoặc bị hen thì khi ăn phải món ăn chứa nhiều bột ngọt sẽ gây ra tình trạng khó thở, nếu tình trạng nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy bột ngọt ảnh hưởng xấu đến tế bào não và hệ thần kinh trung ương.
Hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ
Các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, trẻ không thể phát triển chiều cao nếu ăn quá nhiều bột ngọt. Khi đưa lượng natri có trong bột ngọt vào cơ thể quá nhiều. Điều này sẽ làm tăng lượng muối, làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Từ đó gây ra các bệnh thiếu canxi trường diễn, lâu ngày có thể gây ra loãng xương dẫn đến sự phát triển chiều cao của trẻ bị hạn chế.
Tác hại của bột ngọt cản trở cho sự sinh sản của trẻ sau này
Trong các nghiên cứu thực hiện trên chuột cho thấy bột ngọt có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Đối với nữ, bột ngọt cũng can thiệp vào việc phát tiển trứng và nang lông. Việc này khiến khả năng sinh sản đã bị gián đoạn.
Ăn nhiều bột ngọt gây tăng huyết áp
Hàm lượng natri trong bột cao, mà đặc tính của natri là háo nước nên khi ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể mất nước, phải uống nhiều nước. Nước thấm thấu vào máu nhiều làm tăng áp lực máu trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp.
Ăn nhiều bột ngọt có nguy cơ ung thư dạ dày
Bột ngọt khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến các chất oxy chống lại ung thư ở dạ dày, các chất này suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ở Ấn Độ là nước có số người mắc bệnh ung thư dạ dày cao do ăn quá nhiều bột ngọt hằng ngày.
Trên đây là các tác hại tiềm ẩn nếu lạm dụng bột ngọt trong chế biến các món ăn, tuy nhiên không vì vậy mà không dùng luôn bột ngọt. Bột ngọt là gia vị giúp tăng thêm cảm giác ngon miệng, nên ăn ở liều lượng vừa phải không vượt quá 6g/ngày thì vẫn an toàn đối với sức khoẻ.
Sử dụng bột ngọt (mì chính) như thế nào cho hiệu quả?
Khi được đun tới nhiệt độ trên 120 độ C, bột ngọt (mì chính) có thể bị chuyển hóa thành sodium glutamate; làm mất hương vị tự nhiên của các món ăn và gây độc hại cho người sử dụng. Không những thế, việc cho bột ngọt vào trước khi nấu còn làm cho món ăn có vị đắng rất khó ăn và không tốt cho sức khỏe.
Thời điểm để nêm bột ngọt (mì chính): Nhiệt độ 70-90 độ C là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp và món ăn hơi nguội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho chúng ta mà nó còn làm tăng hương vị cho món ăn. Đối với các món trộn hoặc nộm; có thể hòa tan bột ngọt với một chút nước rồi mới cho vào.
Tránh nhiệt độ thấp: Nêm bột ngọt (mì chính) khi món ăn đã nguội quá cũng không tốt; bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức.
Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt (mì chính); vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.
Kiêng các món ngọt: Khi nấu các món có độ ngọt hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua…thì không nên cho thêm bột ngọt (mì chính) vào những món này, nó sẽ dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.
Tổng kết
Trên đây là các tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ, tuy nhiên không vì vậy mà không dùng luôn bột ngọt. Bột ngọt là gia vị giúp tăng thêm cảm giác ngon miệng, nên ăn ở liều lượng vừa phải không vượt quá 6g/ngày thì vẫn an toàn đối với sức khoẻ.
Nguồn: Tổng hợp