Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy trí tuệ bị kém so với bạn bè cùng tuổi… Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn để phòng tránh những hậu quả trên? Bài viết sau đây của top10suckhoe.vn sẽ cung cấp đến mẹ 6 cách giúp bé hết biếng ăn nhanh chóng.
1. Biếng ăn ở trẻ là gì?
Biếng ăn hay lười ăn là hành vi phổ biến ở trẻ em. Hầu hết các trường hợp trẻ biếng ăn không phải do những nguyên nhân nghiêm trọng mà do các yếu tố như:
- Sở thích cá nhân của trẻ
- Thiếu hụt cảm giác đói
- Phải miễn cưỡng thử một loại thực phẩm mới
- Trẻ bị một số bệnh như đau họng hay đau bụng
Đôi khi cũng có thể là những nguyên khác có nghiêm trọng hơn nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát và thay đổi được. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu được lý trẻ từ chối đồ ăn. Từ đó, chúng ta mới có thể tìm ra câu trả lời của câu hỏi trẻ biếng ăn thì phải làm thế nào?
2. Các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn ở trẻ
2.1. Kén ăn
Khi trẻ không chịu ăn, việc đầu tiên cha mẹ làm là gán cho trẻ là một đứa trẻ kén ăn. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ phải biết thực sự ý nghĩa của kén ăn là gì và nó không phải là lý do kiến trẻ biếng ăn.
Kén ăn thường là sẽ từ chối một số loại thực phẩm nhất định hoặc chỉ muốn ăn cùng một loại thực phẩm nhiều lần. Trong nhiều trường hợp sự từ chối thức ăn liên quan đến sở thích. Mặt khác, ngoài sở thích hạn chế, thì có thể nhận thấy các vấn đề khác như: khó nuốt, khó nhai. Những vấn đề này mặc dù không phải là phổ biến, nhưng nó cũng là yếu tố nhận biết nguyên nhân gây nên sự biếng ăn ở trẻ.
Cho dù nguyên nhân là gì, cha mẹ cũng không nên cố gắng ép trẻ ăn. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng ăn của bé là cố gắng đưa các thực phẩm mà bé yêu thích vào trong mỗi bữa ăn cùng với các loại thực phẩm khác. Đồng thời tập cho bé ăn từ từ các thực phẩm mới. Thêm vào đó, có thể sáng tạo cho bữa ăn của bé có nhiều màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ có hứng thú với bữa ăn hơn.
2.2. Thiết lập bữa ăn cho trẻ
Thiết lập thời gian cho bữa ăn sẽ khuyến khích bé sẽ cùng ngồi ăn với ba mẹ. Một vài ý tưởng cho quá trình này là:
- Hạn chế sự sao nhãng trong bữa ăn: Khi ba mẹ đồng ý cho trẻ xem máy tính bảng, điện thoại thông minh và tivi trong bữa ăn sẽ khiến cho trẻ mất hết hứng thú với việc ăn uống. Mặc dù có vẻ như đó là một cách để giữ cho trẻ ngồi yên nhưng tốt hơn hết là hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử gây sao nhãng trong bữa ăn.
Với sự tập trung vào các loại thực phẩm trong bữa ăn, cùng trò chuyện và gắn kết các thành viên trong gia đình sẽ giúp cho trẻ dễ dàng ăn hơn. Ngoài ra, ba mẹ nên chắc chắn rằng khu vực ăn uống được thư giãn và trẻ có không gian để thưởng thức bữa ăn của trẻ. Chẳng hạn, nên tìm cho trẻ một chiếc ghế phù hợp và giúp trẻ thoải mái khi ngồi ăn cùng gia đình.
- Cung cấp phần thức ăn phù hợp với trẻ: Có thể do một số vấn đề mà trẻ không chịu ăn phần ăn của chúng, nhưng không phải là tất cả các loại thực phẩm trong khẩu phần của chúng. Ba mẹ hãy nhớ rằng trẻ em không cần nhiều thực phẩm trong bữa ăn như người lớn. Vì vậy, nếu ba mẹ đặt quá nhiều thức ăn vào đĩa của trẻ sẽ làm cho trẻ áp lực và không thể hoàn thành được. Điều này không phải là do trẻ không muốn ăn hết mà trẻ ăn ăn đủ no. Ba mẹ hãy thử đặt một phần nhỏ thức ăn vào trong đĩa của trẻ và trẻ có thể sẽ yêu cầu thêm phần thức ăn trong lần tiếp theo.
- Không nên đặt thời gian ăn quá gần với giờ đi ngủ: Yêu cầu đứa trẻ đang buồn ngủ ngồi xuống ăn có thể là một thách thức với trẻ. Vì vậy, không nên để thời gian bữa ăn gần với giờ đi ngủ.
- Loại bỏ căng thẳng trong bữa ăn: Ép buộc, la mắng trẻ sẽ không giúp ích cho việc giúp trẻ dễ dàng ăn hơn. Bởi khi trẻ buồn bực hoặc bắt đầu khóc thì trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực với bữa ăn. Vì vậy, trong bữa ăn không nên gây áp lực cho trẻ mà thay vào đó khuyến khích trẻ để trẻ vui vẻ hợp tác với ba mẹ.
- Cho trẻ cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn: Mặc dù nhiều trẻ nhỏ thích ăn một loại thực phẩm từ ngày này qua ngày khác, nhưng nếu bổ sung thực phẩm đa dạng có thể giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn của mình. Ba mẹ hãy cho trẻ giúp mình lựa chọn thực phẩm mới để thử. Đồng thời, khuyến khích trẻ tham gia cùng ba mẹ lập kế hoạch, mua sắm và chuẩn bị thức ăn. Có thể khi trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng với ba mẹ sẽ giúp cho trẻ có nhiều hứng thú với bữa ăn hơn.
- Giảm thức ăn và đồ uống không nằm trong bữa ăn chính: Một số trẻ không chịu ăn khi chúng ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống. Bởi vì, dạ dày của trẻ nhỏ và nó được cung cấp đầy trong một thời gian ngắn. Nếu đứa trẻ không có cảm giác đói vào bữa ăn chính, thì chúng sẽ ăn ít hơn. Vì vậy, nếu không muốn trẻ từ chối thức ăn của bữa ăn chính hãy ngăn chặn việc ăn vặt của trẻ và thiết lập giờ cho từng bữa ăn.
- Hiểu được thói quen ăn uống của trẻ: Tuỳ thuộc vào cách ăn của trẻ, chúng có thể ăn nhiều hoặc ít vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Vì vậy, trẻ có thể từ chối ăn vào bữa tối, nhưng chúng lại có thể ăn nhiều vào bữa sáng hoặc bữa trưa.
2.3. Vấn đề về cảm giác
Hầu hết những điều có thể khiến trẻ từ chối thức ăn khi trẻ đã no hoặc trẻ đang bực bội hoặc trẻ cảm thấy bình thường. Ví dụ, một số trẻ từ chối thức ăn vì chúng có vấn đề về cảm giác với thức ăn. Điều này khác với các trường hợp kén ăn.
Trẻ có vấn đề về cảm giác có thể rất nhạy cảm với một số cấu trúc hoặc màu sắc của thực phẩm. Tình trạng này xuất hiện khác nhau ở từng trẻ. Ví dụ, nếu trẻ chỉ có thể ăn được những loại thực phẩm mềm, thì chúng sẽ gặp vấn đề khi ăn những loại thực phẩm có kết cấu giòn.
Nếu trẻ được chẩn đoán có vấn đề về cảm giác thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ hãy tìm hiểu và giúp trẻ lựa chọn những loại thực phẩm hấp dẫn với các giác quan của trẻ.
Hình thành mô hình và hành vi ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ dễ dàng chấp nhận nhiều loại thực phẩm. Loại trị liệu này còn có thể giúp những người gặp khó khăn khi nhai hoặc giải quyết các vấn đề khác liên quan đến thực phẩm.
3. Top 10 cách giúp trẻ hết biếng ăn?
Rất nhiều bố mẹ băn khoăn nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi khi tình trạng này kéo dài, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Dưới đây là một số cách giúp trẻ hết biếng ăn đến từ ThS. BS. Lê Thị Kim Dung:
3.1 Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ
Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Yếu tố vui vẻ trong bữa cơm gia đình sẽ giúp cải thiện vấn đề “trẻ biếng ăn phải làm sao?”
3.2 Không nên làm bé bị căng thẳng
Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.
3.3 Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
3.4 Khoảng cách giữa các bữa ăn
Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 – 5 tiếng bởi:
- Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.
- Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.
Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.
3.5 Không dùng đồ ăn làm phần thưởng
Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…
3.6 Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới
Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.
3.7 Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Bên cạnh thiết kế khẩu phần ăn của bé dựa theo tháp dinh dưỡng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết “Biếng ăn của bé xuất phát từ nguyên nhân nào?” và “nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của bé ra sao?”. Từ đó bạn có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé phù hợp và khoa học hơn.
3.8 Cách giúp trẻ hết biếng ăn do bẩm sinh
Theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 5% trẻ sinh ra chỉ biết ngủ, chơi nhưng lại không bao giờ đòi bú. Biếng ăn bẩm sinh ở trẻ thường do cơ địa không dễ thích nghi với viêc ăn uống nên từ nhỏ đã rất khó ăn.
Trẻ biếng ăn bẩm sinh có biểu hiện: sinh ra chỉ nằm yên và ngủ, không đói hoặc không khóc đòi bú; Khi cho bú trẻ không mút và đẩy ra.
Cách khắc phục
- Mẹ phải thật kiên trì, thay đổi nhiều phương thức cho trẻ ăn xem trẻ có ăn nhiều hơn không.
- Cần chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
- Có nhiều trẻ biếng ăn bẩm sinh bị suy dinh dưỡng, còi cọc và phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa nên các mẹ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện và không thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong những năm đầu đời.
3.9 Cách giúp trẻ hết biếng ăn do ăn vặt
Thường xuyên ăn vặt sẽ khiến cho dạ dày, ruột mất đi quy luật hoạt động của chúng. Hệ tiêu hóa dần dần bị ảnh hưởng xấu vì phải luôn ở trạng thái làm việc, không được nghỉ ngơi thích hợp.
Đa số các bé đều thích đồ ăn ngọt, đồ uống có ga, snack, xúc xích…lượng dinh dưỡng trong đồ ăn vặt rất nghèo nàn, không thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đồng thời không tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều phụ gia.
Khi ăn quá nhiều thức ăn vặt, đến bữa ăn trẻ sẽ no và không muốn ăn cơm nữa. Lâu dần sẽ gây biếng ăn cho trẻ, ngừng tăng cân và chậm phát triển chiều cao.
Cách khắc phục
- Các mẹ nên tránh cho con ăn vặt trước bữa ăn chính.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, thực phẩm có nhiều phụ gia.
- Mẹ nên sáng tạo ra bữa phụ kích thích vị giác giúp con ngon miệng hơn như sữa hạt, các loại bánh, ván sữa, sinh tố, bánh flan, trái cây…
3.10 Cách giúp trẻ hết biếng ăn do sinh lý
Biếng ăn sinh lý xảy ra khi sự vận động của cơ thể, sự phát triển mới hoặc biến đổi về thể chất như biết lẫy, biết bò, ăn dặm, mọc răng, tập đi…giai đoạn này sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và sẽ tự hết ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ bị biếng ăn sinh lý các mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu sau: lượng thức ăn của bé ít hẳn so với bình thường, lười ăn, từ chối ăn hoặc trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt.
Cách khắc phục
- Nếu trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, mẹ có thể cho bé ăn cháo, cơm, thức ăn được nấu mềm, thịt băm…để trẻ dễ nhai và nuốt.
- Nếu trẻ không thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Thay đổi món ăn thường xuyên, đa dạng để tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.
- Mẹ không nên ép trẻ ăn nếu con không đói để tránh hình thành tâm lý sợ ăn ở trẻ.