Mẹ cần làm gì khi bé bị nổi mề đay quấy khóc


Rate this post

Bé bị nổi mề đay không phải là hiện tượng hiếm gặp. Khá nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng này như dị ứng, nhiễm khuẩn da hay do côn trùng cắn,… Nếu phụ huynh không có biện pháp xử trí cho bé kịp thời thì cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ ngày càng tăng, tệ hơn là trẻ quấy khóc, bỏ ăn. Dưới đây là các cách mẹ cần làm khi bé bị nổi mề đay quấy khóc, cha mẹ có thể tham khảo.

Hiện tượng trẻ bị nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng yếu do đó rất dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công dẫn tới nổi mề đay. Nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng da bé xuất hiện các nốt mẩn ngứa khi tiếp xúc với các dị nguyên. Đây là 1 trong những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ.

Tình trạng trẻ nổi mề đay được chia thành hai cấp độ gồm mề đay cấp tính (triệu chứng bùng phát đột ngột, kéo dài vài tiếng hoặc dưới 6 tuần, có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị) và mề đay mãn tính (các triệu chứng bệnh xảy ra nhiều đợt, kéo dài trên 6 tuần).

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, trẻ bị nổi mề đay ở giai đoạn cấp tính ít ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây sẹo. Tuy nhiên, tình trạng này khiến bé khó chịu,ngứa ngáy, bứt rứt, từ đó dẫn tới mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,…

Với những trường hợp mề đay mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Một số biến chứng khi mắc nổi mề đay mãn tính ở trẻ phải kể tới nhiễm trùng da, cơ thể suy nhược, phù mạch, khó thở, thanh quản co thắt, sốc phản vệ,…

Do đó, cha mẹ không nên chủ quan với bệnh, ngay khi bé xuất hiện các triệu chứng bệnh cần nhanh chóng tìm phương pháp xử lý kịp thời.

Dấu hiệu bé bị nổi mề đay

Để nhận biết trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện bên ngoài như sau:

  • Da xuất hiện các nốt màu hồng, đỏ, các nốt riêng lẻ hoặc tạo thành mảng
  • Vùng da bị nổi mề đay có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh
  • Trẻ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, một số trường hợp cảm giác châm chích, nóng rát.

Bên cạnh những triệu chứng tiêu biểu kể trên, trẻ có thể xuất hiện tình trạng phù mạch. Biểu hiện phổ biến phải kể tới vùng tay, chân, miệng, mí mắt, bộ phận sinh dục bị sưng phù. Phù mạch có thể gây đau nhẹ, cũng có thể không gây đau đớn.

Nguyên nhân bé nổi mề đay

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, trẻ bị nổi mề đay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phổ biến nhất phải kể tới:

  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Một số dị nguyên có thể gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi,… khi bé tiếp xúc có thể dẫn tới tình trạng nổi mề đay.
  • Thực phẩm: Nếu ăn phải các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng, hải sản,… trẻ có thể nổi mề đay.
  • Nhiễm trùng cấp: Các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, cảm lạnh,… không chỉ gây đau và sốt cao mà còn khiến da bị kích thích, nổi ban đỏ, mề đay mẩn ngứa.
  • Do thuốc: Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, thuốc giảm đau có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em.
  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột là nguyên nhân khiến da trẻ bị kích ứng và nổi mề đay. Tình trạng này thường xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột hay nóng ẩm.
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị nổi mề đay có thể do côn trùng cắn, ma sát với quần áo, vệ sinh không sạch sẽ, các bệnh về gan, tuyến giáp,…

Ngoài ra, một số trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không tìm được nguyên nhân. Những trường hợp này được gọi là mề đay vô căn.

Loại bỏ sớm nhất các yếu tố nguy cơ tránh bé bị nổi mề đay

Thông thường tình trạng nổi mề đay ở trẻ em luôn bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó. Nếu phụ huynh phát hiện bé đang có dấu hiệu nổi mề đay thì việc đầu tiên cần làm là khoanh vùng nhóm các yếu tố nguy cơ. Ở đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác nhân có khả năng cao gây ra nổi mề đay bao gồm:

  • Dị ứng sữa, thức ăn.

  • Dị ứng phấn hoa.

  • Do bị côn trùng cắn, chích hoặc bám vào người.

  • Da đang bị nhiễm vi khuẩn, các loại nấm hoặc virus.

  • Tiếp xúc trực tiếp lâu với ánh nắng mặt trời.

  • Do dị ứng hoặc sử dụng một số loại thuốc gây kích ứng,…

Phụ huynh nên căn cứ vào nguyên nhân gây nổi mề đay mà xem xét để trẻ hạn chế tiếp xúc trước các tác nhân gây ra. Cách này sẽ giúp da của bé sớm bình ổn hơn và dần chuyển sang giai đoạn hồi phục.

Tuy nhiên, riêng với trường hợp nổi mề đay do dị ứng hoặc nghi ngờ do sử dụng thuốc, cha mẹ cần kiểm tra và theo dõi trẻ tại bệnh viện, không được tự ý theo dõi tại nhà. Trong trường hợp không thấy mề đay có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, chóng mặt, nổi mẩn đỏ toàn thân, quấy khóc hoặc li bì,… lúc này các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Chườm lạnh khi bé bị nổi mề đay

Tác động của nhiệt được đánh giá là có hiệu quả tích cực đối với chứng nổi mề đay ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu bị nổi mề đay, cha mẹ có thể tham khảo cách dùng khăn bông mềm bọc đá lạnh hoặc dùng các loại túi chườm chứa nước mát và chườm lên các vùng da mẩn ngứa. Thời gian chườm lạnh có thể duy trì trong khoảng 10 phút cho mỗi lần và lặp lại vài lần trong ngày nếu thấy cần thiết.

Lưu ý rằng làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn tương đối mỏng manh, nhạy cảm. Phụ huynh nên kiểm tra kỹ nhiệt độ của khăn, túi chườm trước khi để các vật này tiếp xúc trực tiếp với da của bé. Ngoài ra tuyệt đối không nên áp các dụng cụ chườm lạnh này lên một vùng da quá lâu, hãy nhẹ nhàng, chậm rãi di chuyển chúng trên da của trẻ.

Để cơ thể trẻ được mát mẻ, thông thoáng

Chứng nổi mề đay ở trẻ em thường có dấu hiệu gia tăng, khó kiểm soát hơn nếu môi trường hoặc cơ thể giữ nhiệt độ ở mức cao. Bé càng cảm thấy nóng thì cơn ngứa cùng đồng thời càng khó chịu và rõ ràng. Vậy cha mẹ hãy giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẽ, có thể mở cửa sổ để không gian thoáng đãng, không khí lưu thông.

Ngoài ra, bé cần được thay các bộ đồ thoải mái, rộng rãi và thoáng mát. Chúng sẽ giúp làn da bé được thoáng khí hơn cũng như hạn chế sự cọ xát vào các nốt mề đay.

Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ khi bé bị nổi mề đay

Thời điểm bé đang bị nổi mề đay là lúc làn da đặc biệt nhạy cảm, cần được chăm sóc đặc biệt. Một số phụ huynh đang có quan niệm rằng xà bông tắm tạo bọt hoặc mỹ phẩm sẽ hỗ trợ điều trị nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên trong tình trạng dị ứng, cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì có thể gây kích ứng hơn.

Nhìn chung, trong thời gian bé đang nổi mề đay, hãy loại bỏ các loại mỹ phẩm và xà bông. Khi tắm nên ưu tiên sử dụng nước sạch và massage nhẹ nhàng bằng tay nhanh chóng, tránh trường hợp chà xát nhiều khiến các nốt mề đay bị tổn thương.

Sử dụng nha đam khi bé bị nổi mề đay

Nha đam hay còn gọi là lô hội là một trong những loại thực vật tác động tích cực nhất đến làn da. Tác dụng của nha đam đối với hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em. Nguồn vitamin E dồi dào có trong loại thực phẩm này giúp giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Đặc tính kháng viêm tự nhiên từ nha đam cũng đặc biệt có ích trong trường hợp này.

Lưu ý, trước khi sử dụng nha đam để giải quyết tình trạng nổi mề đay ở trẻ em, phụ huynh nên thoa một lượng nhỏ nha đam giã nhuyễn lên vùng cổ tay của bé. Nếu sau khoảng nửa ngày bé không có phản ứng gì, làn da không có dấu hiệu dị ứng thì đồng nghĩa với việc nha đam an toàn dành cho bé.

Sử dụng thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em

Có nhiều trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không tự biến mất được nếu chỉ sử dụng các biện pháp can thiệp an toàn tại nhà. Nếu sau 24 – 48 giờ kể từ lúc phát hiện bé bị nổi mề đay mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đang chuyển biến nặng hơn thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám đồng thời kê đơn một số loại thuốc trị nổi mề đay an toàn cho độ tuổi.

Chữa bệnh mề đay cùng lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa một lượng chất menthol giúp gây tê, làm mát đồng thời kháng khuẩn, giảm đau, giảm ngứa tại chỗ. Cũng nhờ công dụng này mà bạc hà trở thành một thành phần trong quy trình sản xuất kẹo cao su, kem đánh răng, các loại nước súc miệng diệt khuẩn hay dung dịch khử mùi hôi miệng.

Dùng lá bạc hà chữa nổi mề đay bằng cách lấy một nắm lá rửa sạch, chà xát nhẹ cho lá hơi nát rồi cho vào nước tắm hoặc đắp lá lên vùng da bị nổi mề đay.

Cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạch

Bột yến mạch được sử dụng chữa rất nhiều bệnh lý ngoài da như vảy nến, dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa… Nguyên nhân là do bột yến mạch có chứa các dưỡng chất giúp giữ độ ẩm cho da, giảm ngứa ngáy và kháng viêm.

Chỉ với việc cho thêm một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm mình khoảng 15 phút là bạn đã thực hiện xong một phương pháp chữa nổi mề đay khá đơn giản. Tuy nhiên, nhớ tắm sạch lại một lần nữa với nước.

Cách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉ

Trong các mẹo dân gian chữa mề đay, ông bà ta còn có cách trị mề đay với cây phỉ. Theo đó, người bệnh lấy khoảng 5-10g vỏ của cây phỉ, rửa sạch và nghiền nhỏ. Cho thêm nước rồi đun sôi, đợi nước hơi ấm thì lấy bôi lên vùng da bị nổi mề đay. Duy trì thực hiện hàng ngày cho tới khi các triệu chứng ngứa ngáy và mề đay giảm dần.

Thực tế, nhờ khả năng làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm, độ nhờn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da mà nhiều thương hiệu mỹ phẩm trên thế giới đã sử dụng thành phần chiết xuất từ cây phỉ để sản xuất ra những sản phẩm chăm sóc da và điều trị các vấn đề về da như mụn viêm, xoa dịu vết côn trùng cắn, tình trạng da thâm sạm hay có sẹo rỗ.

Chữa nổi mề đay bằng gừng tươi

Gừng tươi có khá nhiều công dụng trong đời sống. Không chỉ là một gia vị quen thuộc trong căn bếp nhỏ, giúp gia tăng hương vị của món ăn, chống lạnh bụng mà gừng tươi còn hỗ trợ hiện tượng tụt huyết áp, giảm thiểu triệu chứng nổi mề đay.

Với lượng hoạt chất chống oxy hóa Gingerol của mình, gừng giúp chống lão hóa, kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Đối với tình trạng nổi mề đay, người bệnh dùng 50g gừng tươi thái lát, 100g đường thẻ với nửa chén giấm đun sôi khoảng 10 phút rồi để nguội và uống hàng ngày. Theo đó, mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần là một thìa cà phê nước cốt thu được pha với một chút nước ấm.

Tổng kết

Khi bé bị nổi mề đay, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý đặc điểm cơ thể của trẻ rất nhạy cảm, chưa phát triển hoàn chỉnh nên cần thận trọng khi dùng thuốc. Bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo đơn kể, tư vấn và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ da liễu để bảo đảm sự an toàn cho trẻ.

Nguồn: Tổng hợp

.
.
.
.