Cảnh báo tác hại của tia UV đối với sức khoẻ


Hiện nay, hầu hết mọi người đều đã tự ý thức trong việc chăm sóc làn da, như sử dụng kem chống nắng, chọn trang phục có thể ngăn chặn tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Vậy tia UV tác hại của tia UV là gì? Hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Tia UV có mấy loại?

Tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) hay còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím bao gồm thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).

Khi quan tâm đến tác hại của tia UV lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

  • Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A) 95% tia nắng mặt trời là UVA.Tác hại của tia UV bước sóng A là khiến da của chúng ta nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.
  • Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.
  • Nhóm UVC: Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống… UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất.

Tuy nhiên có hai loại tia cực tím cơ bản chiếu tới mặt đất là UVB và UVA.

2. Những tác động tích cực của tia UV

  • Tia UV giúp kích hoạt vitamin D, điều trị một số bệnh liên quan đến da, định hướng tầm nhìn cho một số loài động vật,…

  • Ngoài ra, vì tia UV có tính khử khuẩn rất mạnh, do đó, nó còn được ứng dụng trong việc khử khuẩn nước và không khí.

  • Bên cạnh đó, nó còn có công dụng thúc đẩy các quá trình hoạt động chính của cơ thể.

  • Tác dụng trong chiếu xạ trực tiếp: các đèn diệt khuẩn sẽ được treo lên ở một độ cao nhất định sao cho tia UV chiếu rọi trực tiếp ở nơi làm việc.

  • Trong việc chiếu xạ gián tiếp: tia UV được đặt hướng lên trần nhà, nhằm phá hủy các loại vi khuẩn ở phía trên. Do ảnh hưởng của các dòng đối lưu, lớp không khí bên trên đã được khử khuẩn sẽ bị thay thế bằng lớp không khí bên dưới chưa diệt khuẩn. Sau quá trình thực hiện, toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.

Tia UV được ứng dụng trong một số phương pháp chiếu xạ

3. Vậy tác hại của tia UV là gì?

Bên cạnh một số lợi ích kể trên, tia UV lại gây ra khá nhiều tác hại đến con người. Cụ thể:

Tác hại của tia UV – Ảnh hưởng đến làn da con người

Trường hợp tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời thì có thể gây ra hiện tượng ung thư da. Qua một số nghiên cứu, có thể thấy rằng 90% nguyên nhân của ung thư da là do tác hại của tia UV gây nên.

Một số hiện tượng ung thư da mà con người có thể gặp phải như: xuất hiện các vết đốm màu đỏ hoặc tím trên da, có mụn cứng ở mí mắt, một số nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da,…

Căn bệnh ung thư da do tác hại của tia UV gây nên 

Ngoài ra, tia UV còn làm tăng nguy cơ lão hóa da, có khả năng phá hủy collagen ở lớp trên cùng của da. Vì thế, có thể coi đây chính là kẻ thù nguy hiểm số một đối với vẻ đẹp làn da của chúng ta, nhất là các chị em.

Tác hại của tia UV – Gây cháy nắng da

Hầu hết mọi người khi đi ra biển vào mùa hè, nếu ở ngoài nắng quá lâu mà không có các biện pháp chống nắng thì sẽ gây ra hiện tượng cháy nắng da.

Lúc gặp tình trạng này, da của bạn sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyên nhân là do máu chảy vào vùng da bị tổn thương để chữa lành chúng.

Phơi nắng nhiều có thể gây ra hiện tượng cháy nắng, da chuyển sang màu đỏ

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Trong trường hợp da tiếp xúc quá nhiều với tia UV sẽ gây tác hại lên hệ thống miễn dịch của cơ thể con người.

Tác hại của tia UV lên hệ thống miễn dịch của cơ thể 

Ảnh hưởng và tổn thương đến đôi mắt

Khi chúng ta tiếp xúc quá lâu với tia UV ở cường độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận và gây ‘‘bỏng” lên các bề mặt của mắt.

Trường hợp phơi nắng quá lâu trong thời gian dài thì tia UV còn có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tổn thương mắt như: đục thủy tinh thể, suy hoại đến võng mạc và cườm mắt. Thậm chí gây ra tình trạng lòa hay mù mắt.

4. Một số biện pháp ngăn chặn tác hại của tia UV

  • Cách lựa chọn trang phục: Nếu đi ra ngoài vào trời nắng, bạn nên mặc những đồ màu tối và dày. Ngoài ra, có thể mặc một số trang phục chuyên nghiệp, trong đó chứa nhiều hợp chất có công dụng chống nắng.

  • Sử dụng kem chống nắng: Dùng những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để có thể ngăn chặn 2 loại tia UVA và UVB.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn các đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ. Tăng cường bổ sung rau và các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Sử dụng mắt kính: Để chống lại tác hại của tia UV thì khi đi ra ngoài nắng, bạn nên sử dụng các loại kính mắt.

Thoa kem chống nắng cẩn thận trước khi ra đường

Tia UV là loại tia mà chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những tác động tích cực mà chúng mang lại thì vẫn còn những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ. Do đó, khi đã hiểu được những tác hại của tia UV thì mỗi người cần có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ làn da cho chính bản thân.

.
.
.
.