Top 10 tác dụng của củ nghệ đối với sức khỏe


Củ nghệ là loại củ không còn quá xa lạ với mọi người. Nghệ không những được sử dụng phổ biến làm gia vị để tạo màu cho các món ăn mà tác dụng của củ nghệ còn rất lớn đối với sức khỏe con người. Vì thế, củ nghệ được sử dụng rất nhiều làm thuốc chữa bệnh. Vậy lợi ích củ nghệ đối với sức khỏe là gì? Hãy cùng top10suckhoe.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nguồn gốc và đặc điểm

  • Nguồn gốc

Nghệ còn được gọi là khương hoàng, tên khoa học là Curcuma longa và có nguồn gốc từ phía đông nam Ấn Độ và vùng nhiệt đới Tamil Nadu.

Tên gọi khoa học của nghệ “Curcuma” bắt nguồn từ tiếng Ả Rập.

Cây nghệ được phân bố chủ yếu ở những khu vực có nhiệt độ từ 20 – 30 độ C cùng với lượng mưa đều mỗi năm. Chúng thường mọc hoang trong các khu rừng thuộc Nam Á và Đông Nam Á.

  • Đặc điểm

Nghệ thuộc loại cây thân thảo lâu năm và có chiều cao đến 1m. Cây tạo nhánh cao, hình trụ cùng với các lá mọc xen kẽ, xếp thành hai hàng, tạo thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá.

Trong đó, các bẹ lá sẽ hình thành ra thân nghệ giả. Phần cuống lá dài khoảng 50 – 115cm. Phiến lá đơn có chiều dài từ 76 – 115cm và chiều rộng khoảng 45cm, dạng hình thuôn hoặc elip, được thu hẹp ở chóp.

Ở phần chóp trên cây thân giả sẽ mọc cụm hoa có độ dài 12 – 20cm. Nếu phía chóp không mọc ra hoa thì sẽ xuất hiện các lá bắp có màu xanh nhạt, dạng hình trứng hoặc thuôn, đồng thời phần chóp lá lúc này sẽ có dạng thon.

Hoa cây nghệ thuộc lưỡng tính, mọc đối xứng hai bên, kích thước khá lớn và có màu vàng. Quả nang mở có ba ngăn.

Người ta trồng cây nghệ để lấy củ, có thể sử dụng trực tiếp củ để chế biến hoặc nghiền thành bột nghệ để bảo quản và sử dụng lâu dài bằng cách luộc nghệ khoảng 30 – 35 phút, rồi đem sấy khô trong lò và nghiền thành bột. Nghệ có vị hơi cay nóng, chút đắng giống mùi mù tạc.

10 tác dụng của củ nghệ đối với sức khỏe

1. Tác dụng của củ nghệ – Làm chậm hoặc ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Rối loạn chức năng nội mô là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và liên quan đến lớp nội mạc. Curcumin trong nghệ cải thiện chức năng của lớp nội mạc, đó là lớp lót của các mạch máu.

Thành phần curcumin trong nghệ lại phát huy tác dụng khi giúp kiểm soát lượng cholesterol và hạn chế tối đa quá trình oxy hóa chất béo. Do đó, cải thiện các vấn đề liên quan tới tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ,…

Trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu trên động vật, việc sử dụng curcumin củ nghệ giúp giảm đáng kể các trường hợp kết tập tiểu cầu và có khả năng làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

2. Tác dụng của củ nghệ – Giảm triệu chứng trầm cảm

Trong một nghiên cứu kiểm chứng, 60 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào 3 nhóm. Một nhóm sử dụng prozac, một nhóm sử dụng 1g curcumin, và nhóm thứ ba sử dụng cả prozac và curcumin.

Sau 6 tuần điều trị, curcumin mang tới sự cải thiện tương tự như prozac. Nhóm sử dụng cả hai prozac và curcumin cho kết quả tốt nhất. Theo nghiên cứu nhỏ này, curcumin có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm.

Ngoài ra, trầm cảm liên quan đến việc giảm mức độ yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF) là một loại protein nhỏ nhưng mạnh mẽ, kích thích sản xuất các tế bào não mới và củng cố các tế bào hiện có.

Curcumin giúp tăng mức BDNF. BDNF chăm sóc sức khỏe của các tế bào não hiện có thông qua một loạt các cơ chế: làm tăng tính dẻo của não, ức chế viêm não, hoạt động như một thuốc chống trầm cảm tự nhiên, chống lại tác động tiêu cực của stress lên não và bảo vệ não.

3. Tác dụng của củ nghệ – Chống viêm, kháng khuẩn

Viêm có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cơ thể chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài và sửa chữa tổn thương. Nếu không bị viêm, các mầm bệnh như vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công cơ thể và tiêu diệt chúng ta.

Mặc dù viêm cấp tính (ngắn hạn) có lợi, nhưng nó có thể trở thành một vấn đề lớn khi nó trở thành mãn tính và tấn công vào các mô của cơ thể chúng ta.

Curcumin trong nghệ có khả năng kiểm soát viêm,  chống viêm ở cấp độ phân tử.Nó ức chế nhiều phân tử đóng vai trò chính trong viêm. Tạp chí Oncogene đã công bố kết quả của một nghiên cứu đánh giá một số hợp chất chống viêm và thấy rằng  chất curcumin là một trong những hợp chất chống viêm hiệu quả nhất trên thế giới

4. Tác dụng của củ nghệ – Tăng cường sức khỏe làn da

Các lợi ích của củ nghệ đối với làn da bao gồm tăng độ sáng và ánh sáng của da, tăng tốc độ chữa lành vết thương, làm dịu lỗ chân lông để giảm mụn trứng cá, sẹo mụn, và kiểm soát các đợt bùng phát bệnh vẩy nến.

Đối với những người sở hữu làn da quá nhờn thì việc thường xuyên xử dụng nghệ có thể giúp kiểm soát sự tiết dầu trên da cũng như khiến các vết sẹo mụn trứng cá mờ dần và biến mất theo thời gian.

Ngoài ra, nghệ giúp cầm máu rất nhanh, hơn nữa nó lại có thể kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưỡng chất trong nghệ còn giúp làm lành vết thương, không để lại sẹo.

 

5. Curcumin trong nghệ có thể vượt trội hơn thuốc viêm khớp thông thường

Curcumin được biết đến với đặc tính chống viêm và giảm đau mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp điều trị các triệu chứng viêm khớp và trong một số trường hợp hiệu quả hơn thuốc chống viêm.

Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 45 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu đã chia những tình nguyện viên này thành ba nhóm: điều trị bằng curcumin đơn thuần, chỉ dùng natri diclofenac và kết hợp cả hai.

Kết quả nguyên cứu cho thấy nhóm curcumin cho tỷ lệ cải thiện cao nhất trong tổng số và những điểm số này tốt hơn đáng kể so với những bệnh nhân trong nhóm dùng natri diclofenac. Quan trọng hơn, điều trị bằng curcumin được tìm thấy là an toàn và không liên quan đến bất kỳ tác dụng phụ nào.

6. Có thể điều trị hoặc ngăn chặn ung thư

Chất curcumin trong củ nghệ có thể tiêu diệt và ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Nó có tác dụng tốt nhất đối với ung thư vú, ung thư ruột, ung thư dạ dày và tế bào ung thư da.

Curcumin đã được nghiên cứu như một loại thảo mộc có lợi trong điều trị ung thư. Nó có ảnh hưởng đến sự phát triển và lan rộng của ung thư ở cấp độ phân tử.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể góp phần vào cái chết của các tế bào ung thư và làm giảm sự hình thành mạch (sự phát triển của các mạch máu mới trong khối u) và di căn (lây lan ung thư)

7. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nghệ giàu vitamin và chất xơ, vô cùng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.

Loại củ này giúp kiểm soát và điều tiết được lượng insulin. Nếu thường xuyên sử dụng nghệ, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất curcumin trong củ nghệ mạnh hơn 400 lần so với metformin (một loại thuốc trị tiểu đường thông thường) trong việc kích hoạt enzyme AMPK (Proterin kinase được hoạt hóa bởi AMP). Kích hoạt enzyme này có tiềm năng lớn để phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, để giảm kháng insulin và đẩy lùi bệnh tiểu đường.

8. Giảm cân, chống béo phì

Tác dụng của củ nghệ cũng đến từ thành phần curcumin. Chất này ngăn chặn mạch máu mới hình thành ở trong mỡ thừa, nên mô mỡ không phát triển và sinh sôi thêm.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biofactors cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm sự tăng trưởng của các tế bào mỡ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các đặc tính chống viêm trong curcumin có hiệu quả trong việc ngăn chặn các quá trình viêm của béo phì, do đó giúp giảm béo phì và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

9. Điều trị đau dạ dày

Cũng giống như gừng, củ nghệ có tính nóng, cay ấm có tác dụng bảo vệ dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra sử dụng củ nghệ đúng cách có thể giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu thường gặp.

10. Ngăn ngừa loãng xương, cải thiện hệ xương khớp

Uống tinh bột nghệ với mật ong sẽ giúp cơ thể duy trì được lượng canxi cần thiết, xương khớp không bị mất đi canxi, bảo vệ cơ thể khỏi chứng loãng xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Tổng kết

Qua những lợi ích vừa nêu trên, chúng tôi hy vọng giúp mọi người biết thêm về tác dụng của củ nghệ trong việc cải thiện sức khỏe và điều trị một số căn bệnh nguy hiểm.

Nguồn: tổng hợp

.
.
.
.